Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

Chiến lược ứng dụng AI tạo sinh cho các DN tại Việt Nam

Ngày 29/03/2024 15:52:47

Chiến lược ứng dụng AI tạo sinh cho các DN tại Việt Nam

Để ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) thành công vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) cần biết rõ nên ứng dụng cho trường hợp (use-case) nào, mô hình nào và vào thời điểm nào để phù hợp với thực tế DN.

Ứng dụng Gen AI trong DN và những triển vọng

Trong năm 2023, nhiều DN đã tận dụng sức mạnh của Gen AI để tăng cường khả năng sáng tạo của con người, tăng tốc đổi mới, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tạo ra các chiến dịch tiếp thị hấp dẫn, phát hiện gian lận hoặc tạo ra các trợ lý ảo chăm sóc khách hàng...

Tất cả những tiến bộ công nghệ này đã làm cho Gen AI trở nên dễ tiếp cận, thiết thực hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sáng tạo nội dung, dịch vụ khách hàng, tổng hợp và phân tích dữ liệu,... giúp các DN vận hành thông minh, tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất hoạt động.

Theo báo cáo về AI của McKinsey, AI giúp tăng 40% năng suất lao động, giảm 30% chi phí vận hành. Trong 5 năm, tỷ lệ DN ứng dụng AI tăng 2,5 lần. Những con số này đều chứng minh giá trị và mức độ phát triển đáng kỳ vọng của AI không chỉ ở hiện tại mà còn trong nhiều năm tới. Các ngành ứng dụng AI hàng đầu hiện nay là: viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, quản lý nhân sự đào tạo, marketing…

Tại phiên AI của Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) diễn ra mới đây, ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Viettel AI, đã có bài chia sẻ về Gen AI và các ứng dụng trong DN. Theo đó, hiện Gen AI chủ yếu được sử dụng để xây dựng trợ lý ảo thông minh phục vụ chăm sóc khách hàng, sản xuất nội dung số và hỗ trợ lập trình.

Giám đốc Viettel AI cho biết trong từng lĩnh vực thì lại có các use-case (tình huống hoặc kịch bản cụ thể về cách sản phẩm dịch vụ được sử dụng) khác nhau và trên thế giới hiện có khoảng hơn 1000 use-case. Vậy, trong từng lĩnh vực use-case nào là hiệu quả nhất?

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Quý, trong lĩnh vực viễn thông, trợ lý ảo được sử dụng để phục vụ vận hành mạng lưới, quản lý trải nghiệm khách hàng, giảm tỷ lệ thuê bao rời mạng, xác thực định danh,... Còn trong lĩnh vực ngân hàng, trợ lý ảo hỗ trợ chăm sóc khách hàng (CSKH), tự động hoá quy trình nghiệp vụ ngân hàng, giảm thiểu các rủi ro tín dụng.

Hay ở ngành hàng bán lẻ và thương mại điện tử, Gen AI được sử dụng để phân tích dữ liệu khách hàng, tạo ra gợi ý sản phẩm, tối ưu hóa quy trình bán hàng và cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn; đồng thời, có thể hỗ trợ trong việc xử lý tự động các yêu cầu và phản hồi từ khách hàng.

Tại Việt Nam, theo ông Quý, trước mắt các ứng dụng của Gen AI trong DN liên quan trợ lý ảo, tự động hoá thông minh, xác thực và định danh khách hàng điện tử, phân tích trải nghiệm cá nhân khách hàng, cá nhân hoá dịch vụ khách hàng, sản xuất nội dung số phục vụ marketing và truyền thông.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Anh, Giám đốc sản phẩm VinBigdata, cho biết công nghệ AI đang được chính phủ các nước đón nhận và có chiến lược phát triển rầm rộ. Singapore đang lên kế đầu tư hơn 1 tỷ SGD (khoảng 743 triệu USD) trong 5 năm tới để tăng cường năng lực AI, trong khi gã khổng lồ tìm kiếm Internet lớn nhất Hàn Quốc Naver với sự hỗ trợ của chính phủ đã ra mắt dịch vụ AI tạo sinh để cạnh tranh với ChatGPT ngay trên sân nhà.

Có thể thấy công nghệ AI vừa được xem là động lực tăng trưởng vừa là lợi thế cạnh tranh cho nhiều DN. Tích hợp AI trong nền tảng đám mây đang định hình lại cách thức hoạt động của các tổ chức, mang đến sự linh hoạt và quy trình thông minh cho DN. Tuy nhiên, sự bùng nổ của AI cũng tạo ra không ít thách thức.

*4 thách thức lớn khi ứng dụng AI là: độ chính xác, tính phù hợp, bảo mật và chi phí cao.

Theo Giám đốc sản phẩm VinBigdata, có 4 thách thức lớn đó là: độ chính xác trong nội dung gen AI đưa ra, tính phù hợp, bảo mật và chi phí cao.

Để giải quyết những thách thức trên, ông Nguyễn Kim Anh cho biết cuối tháng 12/2023, VinBigdata đã ra mắt “ChatGPT” phiên bản Việt đầu tiên có tên ViGPT. Sản phẩm được thiết kế với những tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt như sáng tạo nội dung, tìm kiếm thông tin, giải đáp các câu hỏi thường thức mang đặc trưng của Việt Nam.

ViGPT có hai phiên bản chính thức gồm phiên bản cho cộng đồng và phiên bản cho DN. ViGPT phiên bản cộng đồng là một “ChatGPT phiên bản Việt” dành cho người dùng cuối. Phiên bản sở hữu lượng tri thức rộng lớn, với khả năng sáng tạo nội dung, tìm kiếm, tổng hợp, trích xuất thông tin, giải đáp các câu hỏi thường thức.

Điểm khác biệt và là lợi thế nổi trội của ViGPT so với các ứng dụng khác đã ra mắt là thông tin tập trung vào các lĩnh vực đặc thù của Việt Nam như pháp luật, lịch sử, văn hóa, danh nhân, danh lam thắng cảnh, đặc trưng vùng miền…

Trong phiên bản DN, ViGPT được tích hợp trong nền tảng AI VinBase 2.0. Phiên bản sẽ góp phần làm thay đổi thói quen vận hành và nâng tầm hiệu quả kinh doanh, marketing, dịch vụ khách hàng, quản trị rủi ro.

Sản phẩm đã nhận về hơn 25.000 lượt đăng ký dùng thử và 10.000 người sử dụng trong 15 ngày thử nghiệm phiên bản cộng đồng.

Chiến lược ứng dụng Gen AI cho các DN tại Việt Nam

Theo ông Nguyễn Kim Anh, để có thể ứng dụng Gen AI thành công vào quá trình kinh doanh và vận hành của DN cần phải ứng dụng vào những mảng vận hành mà giúp tăng trải nghiệm của người dùng, như vậy, sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận hơn.

Ví dụ các công ty bán lẻ có thể sử dụng Gen AI để tư vấn bán hàng, trong khi các công ty du lịch dùng để thiết kế và tư vấn các gói du lịch theo nhu cầu của khách hàng. Còn ngân hàng sẽ ứng dụng Gen AI để phục vụ CSKH, giúp đội ngũ bán hàng tìm kiếm những khách hàng mới cũng như cách tiếp cận khách hàng trên cơ sở phân tích thông tin từ thị trường.

Các diễn giả tại phiên thảo luận bàn luận về AI và các ứng dụng thực tiễn, phương án triển khai tối ưu tại Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Hưng Hải cho biết từ khi ra đời đến khi đưa Gen AI vào cuộc sống chỉ hơn 1 năm; tốc độ ứng dụng AI, đặc biệt khi có Gen AI nhanh hơn và phạm vi ứng dụng rộng hơn, vì vậy tất các các thành phần trong hệ sinh thái này từ nhà cung cấp dịch vụ, nhà phát triển giải pháp đến các DN cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng dụng các giải pháp gen AI trong tổ chức của mình.

Theo đó, có 4 bước các DN cần lưu ý để có thể ứng dụng Gen AI thành công.

Đầu tiên, muốn triển khai DN cần xác định các use- case là gì và cần ưu tiên các use-case cấp bách trước.

Thứ hai là tổ chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu và sau này khi ứng dụng Gen AI thì quy trình nội bộ của DN sẽ thay đổi như thế nào.

Thứ ba là xác định sử dụng AI model có sẵn hay tự huấn luyện model dựa theo các yêu cầu của DN.

Thứ tư là thử nghiệm trên quy mô nhỏ để đánh giá tính khả thi trong một khoảng thời gian sau đó mới triển khai mở rộng trên quy mô lớn.

Có thể thấy sự phát triển của các công nghệ mới đã thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cách mà DN hoạt động và tương tác với khách hàng. Việc ứng dụng AI nói chung và Gen AI nói riêng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN như tự động hóa các khâu vận hành sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết giảm nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao và hạn chế tối đa hao hụt.

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa.

Chiến lược ứng dụng AI tạo sinh cho các DN tại Việt Nam

Đăng lúc: 29/03/2024 15:52:47 (GMT+7)

Chiến lược ứng dụng AI tạo sinh cho các DN tại Việt Nam

Để ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) thành công vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp (DN) cần biết rõ nên ứng dụng cho trường hợp (use-case) nào, mô hình nào và vào thời điểm nào để phù hợp với thực tế DN.

Ứng dụng Gen AI trong DN và những triển vọng

Trong năm 2023, nhiều DN đã tận dụng sức mạnh của Gen AI để tăng cường khả năng sáng tạo của con người, tăng tốc đổi mới, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tạo ra các chiến dịch tiếp thị hấp dẫn, phát hiện gian lận hoặc tạo ra các trợ lý ảo chăm sóc khách hàng...

Tất cả những tiến bộ công nghệ này đã làm cho Gen AI trở nên dễ tiếp cận, thiết thực hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sáng tạo nội dung, dịch vụ khách hàng, tổng hợp và phân tích dữ liệu,... giúp các DN vận hành thông minh, tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất hoạt động.

Theo báo cáo về AI của McKinsey, AI giúp tăng 40% năng suất lao động, giảm 30% chi phí vận hành. Trong 5 năm, tỷ lệ DN ứng dụng AI tăng 2,5 lần. Những con số này đều chứng minh giá trị và mức độ phát triển đáng kỳ vọng của AI không chỉ ở hiện tại mà còn trong nhiều năm tới. Các ngành ứng dụng AI hàng đầu hiện nay là: viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, quản lý nhân sự đào tạo, marketing…

Tại phiên AI của Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) diễn ra mới đây, ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Viettel AI, đã có bài chia sẻ về Gen AI và các ứng dụng trong DN. Theo đó, hiện Gen AI chủ yếu được sử dụng để xây dựng trợ lý ảo thông minh phục vụ chăm sóc khách hàng, sản xuất nội dung số và hỗ trợ lập trình.

Giám đốc Viettel AI cho biết trong từng lĩnh vực thì lại có các use-case (tình huống hoặc kịch bản cụ thể về cách sản phẩm dịch vụ được sử dụng) khác nhau và trên thế giới hiện có khoảng hơn 1000 use-case. Vậy, trong từng lĩnh vực use-case nào là hiệu quả nhất?

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Quý, trong lĩnh vực viễn thông, trợ lý ảo được sử dụng để phục vụ vận hành mạng lưới, quản lý trải nghiệm khách hàng, giảm tỷ lệ thuê bao rời mạng, xác thực định danh,... Còn trong lĩnh vực ngân hàng, trợ lý ảo hỗ trợ chăm sóc khách hàng (CSKH), tự động hoá quy trình nghiệp vụ ngân hàng, giảm thiểu các rủi ro tín dụng.

Hay ở ngành hàng bán lẻ và thương mại điện tử, Gen AI được sử dụng để phân tích dữ liệu khách hàng, tạo ra gợi ý sản phẩm, tối ưu hóa quy trình bán hàng và cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn; đồng thời, có thể hỗ trợ trong việc xử lý tự động các yêu cầu và phản hồi từ khách hàng.

Tại Việt Nam, theo ông Quý, trước mắt các ứng dụng của Gen AI trong DN liên quan trợ lý ảo, tự động hoá thông minh, xác thực và định danh khách hàng điện tử, phân tích trải nghiệm cá nhân khách hàng, cá nhân hoá dịch vụ khách hàng, sản xuất nội dung số phục vụ marketing và truyền thông.

Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Anh, Giám đốc sản phẩm VinBigdata, cho biết công nghệ AI đang được chính phủ các nước đón nhận và có chiến lược phát triển rầm rộ. Singapore đang lên kế đầu tư hơn 1 tỷ SGD (khoảng 743 triệu USD) trong 5 năm tới để tăng cường năng lực AI, trong khi gã khổng lồ tìm kiếm Internet lớn nhất Hàn Quốc Naver với sự hỗ trợ của chính phủ đã ra mắt dịch vụ AI tạo sinh để cạnh tranh với ChatGPT ngay trên sân nhà.

Có thể thấy công nghệ AI vừa được xem là động lực tăng trưởng vừa là lợi thế cạnh tranh cho nhiều DN. Tích hợp AI trong nền tảng đám mây đang định hình lại cách thức hoạt động của các tổ chức, mang đến sự linh hoạt và quy trình thông minh cho DN. Tuy nhiên, sự bùng nổ của AI cũng tạo ra không ít thách thức.

*4 thách thức lớn khi ứng dụng AI là: độ chính xác, tính phù hợp, bảo mật và chi phí cao.

Theo Giám đốc sản phẩm VinBigdata, có 4 thách thức lớn đó là: độ chính xác trong nội dung gen AI đưa ra, tính phù hợp, bảo mật và chi phí cao.

Để giải quyết những thách thức trên, ông Nguyễn Kim Anh cho biết cuối tháng 12/2023, VinBigdata đã ra mắt “ChatGPT” phiên bản Việt đầu tiên có tên ViGPT. Sản phẩm được thiết kế với những tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người Việt như sáng tạo nội dung, tìm kiếm thông tin, giải đáp các câu hỏi thường thức mang đặc trưng của Việt Nam.

ViGPT có hai phiên bản chính thức gồm phiên bản cho cộng đồng và phiên bản cho DN. ViGPT phiên bản cộng đồng là một “ChatGPT phiên bản Việt” dành cho người dùng cuối. Phiên bản sở hữu lượng tri thức rộng lớn, với khả năng sáng tạo nội dung, tìm kiếm, tổng hợp, trích xuất thông tin, giải đáp các câu hỏi thường thức.

Điểm khác biệt và là lợi thế nổi trội của ViGPT so với các ứng dụng khác đã ra mắt là thông tin tập trung vào các lĩnh vực đặc thù của Việt Nam như pháp luật, lịch sử, văn hóa, danh nhân, danh lam thắng cảnh, đặc trưng vùng miền…

Trong phiên bản DN, ViGPT được tích hợp trong nền tảng AI VinBase 2.0. Phiên bản sẽ góp phần làm thay đổi thói quen vận hành và nâng tầm hiệu quả kinh doanh, marketing, dịch vụ khách hàng, quản trị rủi ro.

Sản phẩm đã nhận về hơn 25.000 lượt đăng ký dùng thử và 10.000 người sử dụng trong 15 ngày thử nghiệm phiên bản cộng đồng.

Chiến lược ứng dụng Gen AI cho các DN tại Việt Nam

Theo ông Nguyễn Kim Anh, để có thể ứng dụng Gen AI thành công vào quá trình kinh doanh và vận hành của DN cần phải ứng dụng vào những mảng vận hành mà giúp tăng trải nghiệm của người dùng, như vậy, sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận hơn.

Ví dụ các công ty bán lẻ có thể sử dụng Gen AI để tư vấn bán hàng, trong khi các công ty du lịch dùng để thiết kế và tư vấn các gói du lịch theo nhu cầu của khách hàng. Còn ngân hàng sẽ ứng dụng Gen AI để phục vụ CSKH, giúp đội ngũ bán hàng tìm kiếm những khách hàng mới cũng như cách tiếp cận khách hàng trên cơ sở phân tích thông tin từ thị trường.

Các diễn giả tại phiên thảo luận bàn luận về AI và các ứng dụng thực tiễn, phương án triển khai tối ưu tại Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Hưng Hải cho biết từ khi ra đời đến khi đưa Gen AI vào cuộc sống chỉ hơn 1 năm; tốc độ ứng dụng AI, đặc biệt khi có Gen AI nhanh hơn và phạm vi ứng dụng rộng hơn, vì vậy tất các các thành phần trong hệ sinh thái này từ nhà cung cấp dịch vụ, nhà phát triển giải pháp đến các DN cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng dụng các giải pháp gen AI trong tổ chức của mình.

Theo đó, có 4 bước các DN cần lưu ý để có thể ứng dụng Gen AI thành công.

Đầu tiên, muốn triển khai DN cần xác định các use- case là gì và cần ưu tiên các use-case cấp bách trước.

Thứ hai là tổ chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu và sau này khi ứng dụng Gen AI thì quy trình nội bộ của DN sẽ thay đổi như thế nào.

Thứ ba là xác định sử dụng AI model có sẵn hay tự huấn luyện model dựa theo các yêu cầu của DN.

Thứ tư là thử nghiệm trên quy mô nhỏ để đánh giá tính khả thi trong một khoảng thời gian sau đó mới triển khai mở rộng trên quy mô lớn.

Có thể thấy sự phát triển của các công nghệ mới đã thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cách mà DN hoạt động và tương tác với khách hàng. Việc ứng dụng AI nói chung và Gen AI nói riêng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho DN như tự động hóa các khâu vận hành sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết giảm nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao và hạn chế tối đa hao hụt.

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)