Xem nhiều
Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Chiều 19/9, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban kiểm tra Trung ương. Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, đại diện các cơ quan liên quan của Ủy ban làm việc với Đoàn kiểm tra.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ, đây là hoạt động kiểm tra định kỳ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với lĩnh vực được giao chỉ đạo. Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 2018, do đó, đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc để tăng cường chỉ đạo, theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống” với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; qua đó, tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, giữ vững niềm tin của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, chồng chéo, dễ nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, đấu thầu, đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp… Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc đã và đang được chỉ đạo quyết liệt, song, vẫn còn phức tạp, chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Riêng đối với Ban cán sự Đảng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc thành lập Ủy ban được đề cập tại Nghị quyết Đại hội Đảng XII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, Nghị quyết của Quốc hội giám sát tối cao về cổ phần hóa, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; cũng như các chương trình hành động của Chính phủ...
Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban đều là các doanh nghiệp trọng yếu của nền kinh tế như điện, xăng dầu, hàng không, lương thực... đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội, điều kiện để Ủy ban hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây cũng là bước quan trọng để thực hiện chủ trương phân định chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước..
Do đó, Ủy ban cần chủ động, tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý. Bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và bảo toàn, phát triển vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn của nhà nước.
Thông qua việc kiểm tra lần này, sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân; để từ đó có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban nói riêng và cả nước nói chung.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban thực hiện nhiệm vụ quản lý về vốn và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của tập đoàn, tổng công ty. Ủy ban không có cơ quan thanh tra riêng, việc phân định rõ trách nhiệm của Ủy ban với các doanh nghiệp, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quy trình, quy chế làm việc, giám sát để phát hiện những vi phạm trong sử dụng vốn nhà nước để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước phát triển nhưng đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, làm rõ và xử lý các vi phạm về tham nhũng nói chung và "tham nhũng vặt" nói riêng là vấn đề cần đặt ra.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh nhìn nhận, những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây, công tác này được chỉ đạo rất chặt chẽ. Mặc dù Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới thành lập nhưng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các cơ quan Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, kế thừa được nhiều quy định của các bộ, ngành, địa phương và 19 tập đoàn, tổng công ty trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Thay mặt Ban cán sự Đảng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, báo cáo với Đoàn kiểm tra, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban cho biết, được thành lập năm 2018, đến nay, Ủy ban đã tuyển dụng được 77 cán bộ, công chức, viên chức, số lượng rất mỏng so với yêu cầu đặt ra. Đến ngày 15/11/2018, Ủy ban đã hoàn thành công tác tiếp nhận, bàn giao nguyên trạng 19 tập đoàn, tổng công ty. Tổng số công việc được chuyển giao về Ủy ban tiếp tục xử lý của 19 tập đoàn, tổng công ty từ 5 bộ, ngành gồm 259 công việc dở dang và có những công việc đã tồn tại, kéo dài khá lâu từ những năm trước. Đến nay, Ủy ban đã hoàn thành xử lý dứt điểm 112 công việc, những công việc còn lại Ủy ban đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành giải quyết.
Trong 8 tháng năm 2019, Ủy ban đã thực hiện đầy đủ cơ bản trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu như phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019, kế hoạch tiền lương, các chỉ tiêu đánh giá, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án lớn, rà soát phương án sử dụng đất của doanh nghiệp, triển khai công tác cổ phần hóa và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, Ủy ban phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham gia ý kiến hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và nhiều nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp do Ủy ban quản lý, đề xuất các giải pháp xử lý 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương.
Về phân công trách nhiệm lãnh đạo quản lý công tác phòng, chống tham nhũng trong Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Ủy ban, theo bà Ủy ban Nguyễn Thị Phú Hà, ngay khi bộ máy Ủy ban được thành lập, Chủ tịch Ủy ban đã có quyết định về việc phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo Ủy ban. Theo phân công nhiệm vụ, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm về công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Ủy ban tuyển dụng được nhiều cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm được đào tạo bài bản từ các bộ, ngành, địa phương, hiểu rõ các quy định liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng nên có những thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban.
Bên cạnh đó còn có một số khó khăn như nhân sự còn thiếu, nhiều chức năng nhiệm vụ của Ủy ban chưa được quy định trong các văn bản luật để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu…
Tin cùng chuyên mục
-
Xã Cẩm Châu tham gia Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
11/11/2024 05:19:38 -
Hội nghị nghiên cứu , học tập quán triệt triển khai thực hiện các CT, NQ, KL của trung ương, của tỉnh ...
30/09/2024 10:57:08 -
BCH Đoàn xã Cẩm Châu tổ chức hội nghị bầu bổ sung Bí thư Đoàn xã khoá XXI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
30/09/2024 10:54:31 -
Hội đồng nhân dân huyện tiếp xúc cử tri tại xã Cẩm Châu.
26/06/2024 23:20:33
Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Chiều 19/9, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban kiểm tra Trung ương. Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, đại diện các cơ quan liên quan của Ủy ban làm việc với Đoàn kiểm tra.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ, đây là hoạt động kiểm tra định kỳ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với lĩnh vực được giao chỉ đạo. Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 2018, do đó, đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc để tăng cường chỉ đạo, theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống” với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; qua đó, tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, giữ vững niềm tin của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, chồng chéo, dễ nảy sinh tham nhũng nhưng chậm được sửa đổi, nhất là các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tài nguyên, đấu thầu, đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp… Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc đã và đang được chỉ đạo quyết liệt, song, vẫn còn phức tạp, chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Riêng đối với Ban cán sự Đảng Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, việc thành lập Ủy ban được đề cập tại Nghị quyết Đại hội Đảng XII, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII, Nghị quyết của Quốc hội giám sát tối cao về cổ phần hóa, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; cũng như các chương trình hành động của Chính phủ...
Các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban đều là các doanh nghiệp trọng yếu của nền kinh tế như điện, xăng dầu, hàng không, lương thực... đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội, điều kiện để Ủy ban hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây cũng là bước quan trọng để thực hiện chủ trương phân định chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước..
Do đó, Ủy ban cần chủ động, tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện có hiệu quả quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp; thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý. Bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và bảo toàn, phát triển vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn của nhà nước.
Thông qua việc kiểm tra lần này, sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện, đánh giá tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng của Ủy ban, phát huy ưu điểm, phát hiện những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân; để từ đó có biện pháp chủ động chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiến nghị với Ban Chỉ đạo Trung ương, Chính phủ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban nói riêng và cả nước nói chung.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Ủy ban thực hiện nhiệm vụ quản lý về vốn và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của tập đoàn, tổng công ty. Ủy ban không có cơ quan thanh tra riêng, việc phân định rõ trách nhiệm của Ủy ban với các doanh nghiệp, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát quy trình, quy chế làm việc, giám sát để phát hiện những vi phạm trong sử dụng vốn nhà nước để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước phát triển nhưng đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, làm rõ và xử lý các vi phạm về tham nhũng nói chung và "tham nhũng vặt" nói riêng là vấn đề cần đặt ra.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh nhìn nhận, những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước quan tâm, đặc biệt là thời gian gần đây, công tác này được chỉ đạo rất chặt chẽ. Mặc dù Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới thành lập nhưng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các cơ quan Đảng, sự phối hợp chặt chẽ, kế thừa được nhiều quy định của các bộ, ngành, địa phương và 19 tập đoàn, tổng công ty trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Thay mặt Ban cán sự Đảng Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, báo cáo với Đoàn kiểm tra, bà Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban cho biết, được thành lập năm 2018, đến nay, Ủy ban đã tuyển dụng được 77 cán bộ, công chức, viên chức, số lượng rất mỏng so với yêu cầu đặt ra. Đến ngày 15/11/2018, Ủy ban đã hoàn thành công tác tiếp nhận, bàn giao nguyên trạng 19 tập đoàn, tổng công ty. Tổng số công việc được chuyển giao về Ủy ban tiếp tục xử lý của 19 tập đoàn, tổng công ty từ 5 bộ, ngành gồm 259 công việc dở dang và có những công việc đã tồn tại, kéo dài khá lâu từ những năm trước. Đến nay, Ủy ban đã hoàn thành xử lý dứt điểm 112 công việc, những công việc còn lại Ủy ban đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành giải quyết.
Trong 8 tháng năm 2019, Ủy ban đã thực hiện đầy đủ cơ bản trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu như phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019, kế hoạch tiền lương, các chỉ tiêu đánh giá, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án lớn, rà soát phương án sử dụng đất của doanh nghiệp, triển khai công tác cổ phần hóa và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, Ủy ban phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham gia ý kiến hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và nhiều nội dung liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp do Ủy ban quản lý, đề xuất các giải pháp xử lý 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương.
Về phân công trách nhiệm lãnh đạo quản lý công tác phòng, chống tham nhũng trong Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Ủy ban, theo bà Ủy ban Nguyễn Thị Phú Hà, ngay khi bộ máy Ủy ban được thành lập, Chủ tịch Ủy ban đã có quyết định về việc phân công nhiệm vụ cho lãnh đạo Ủy ban. Theo phân công nhiệm vụ, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm về công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Ủy ban tuyển dụng được nhiều cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm được đào tạo bài bản từ các bộ, ngành, địa phương, hiểu rõ các quy định liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng nên có những thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban.
Bên cạnh đó còn có một số khó khăn như nhân sự còn thiếu, nhiều chức năng nhiệm vụ của Ủy ban chưa được quy định trong các văn bản luật để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu…