Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

Thanh Hóa: Tiếp tục nhân rộng mô hình "3 không"

Ngày 24/02/2025 10:08:25

Thanh Hóa: Tiếp tục nhân rộng mô hình "3 không"

Thanh Hóa: Tiếp tục nhân rộng mô hình "3 không"
Từ 5 mô hình ban đầu, sau gần 1 năm thực hiện, đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 25 huyện, thị xã, thành phố, với 369 xã, phường, thị trấn đăng ký triển khai mô hình.
Mô hình 3 không gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.
Năm 2025, thị trấn Hậu Hiền là một trong những đơn vị được huyện Thiệu Hóa chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình 3 không. Nội dung thực hiện bắt đầu từ những hành động cụ thể, đơn giản của cán bộ công chức trong khâu tiếp nhận hồ sơ của công dân và giải quyết kịp thời, đúng thời gian, không có trường hợp chậm, trễ hẹn. Kết quả, số lượng thủ tục hành chính được tiếp nhận, cập nhật, xử lý, giải quyết trên thông tin điện tử một cửa và hồ sơ thủ tục hành chính toàn trình đã đạt 100%, mang đến sự hài lòng cho người dân.
Chị Nguyễn Thị Yến, Thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: "Tôi đến làm thủ tục vay vốn ngân hàng, được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, thủ tục nhanh gọn, trước muốn làm được hồ sơ phải đi lại nhiều lần nhưng giờ rất nhanh".
Mô hình "ba không" được triển khai với 16 tiêu chí, 13 nhiệm vụ cụ thể thuộc 2 nhóm dành cho cấp chính quyền và người dân, doanh nghiệp. Quá trình triển khai các mô hình có sự vào cuộc quyết liệt, kiên trì của các đơn vị cấp tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương. Một số địa phương đã phân công, gắn trách nhiệm cho từng đồng chí cấp ủy phụ trách triển khai theo từng địa bàn dân cư. Các địa phương đã bố trí, chỉ đạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật để cài đặt các phần mềm, hỗ trợ hướng dẫn cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công; thực hiện thao tác ký số, thanh toán trực tuyến.
Ông Lê Văn Lực, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Huyện đã chỉ đạo các địa phương triển khai hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng. Trên cơ sở đó, các địa phương đã phân công cho các tổ chức chính trị xã hội, trưởng khu phố, thôn có kỹ năng sử dụng nền tảng số tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số".
Sau thời gian triển khai mô hình "3 Không", các chỉ tiêu đánh giá về công tác chuyển đổi số của các địa phương tăng lên rõ rệt; đặc biệt là các chỉ tiêu khó như tỷ lệ người dân sử có tài khoản dụng dịch vụ công trực tuyến và được định danh, xác thực điện tử thông suốt; tăng tỷ lệ người dân trên 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác và tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân… Mô hình này đang được các địa phương nhân rộng để góp phần hoàn thành sớm các tiêu chí về chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến rõ nét trên cả ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Người đăng: Công chức Văn hóa- Xã hội

Thanh Hóa: Tiếp tục nhân rộng mô hình "3 không"

Đăng lúc: 24/02/2025 10:08:25 (GMT+7)

Thanh Hóa: Tiếp tục nhân rộng mô hình "3 không"

Thanh Hóa: Tiếp tục nhân rộng mô hình "3 không"
Từ 5 mô hình ban đầu, sau gần 1 năm thực hiện, đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 25 huyện, thị xã, thành phố, với 369 xã, phường, thị trấn đăng ký triển khai mô hình.
Mô hình 3 không gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.
Năm 2025, thị trấn Hậu Hiền là một trong những đơn vị được huyện Thiệu Hóa chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình 3 không. Nội dung thực hiện bắt đầu từ những hành động cụ thể, đơn giản của cán bộ công chức trong khâu tiếp nhận hồ sơ của công dân và giải quyết kịp thời, đúng thời gian, không có trường hợp chậm, trễ hẹn. Kết quả, số lượng thủ tục hành chính được tiếp nhận, cập nhật, xử lý, giải quyết trên thông tin điện tử một cửa và hồ sơ thủ tục hành chính toàn trình đã đạt 100%, mang đến sự hài lòng cho người dân.
Chị Nguyễn Thị Yến, Thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: "Tôi đến làm thủ tục vay vốn ngân hàng, được cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, thủ tục nhanh gọn, trước muốn làm được hồ sơ phải đi lại nhiều lần nhưng giờ rất nhanh".
Mô hình "ba không" được triển khai với 16 tiêu chí, 13 nhiệm vụ cụ thể thuộc 2 nhóm dành cho cấp chính quyền và người dân, doanh nghiệp. Quá trình triển khai các mô hình có sự vào cuộc quyết liệt, kiên trì của các đơn vị cấp tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương. Một số địa phương đã phân công, gắn trách nhiệm cho từng đồng chí cấp ủy phụ trách triển khai theo từng địa bàn dân cư. Các địa phương đã bố trí, chỉ đạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật để cài đặt các phần mềm, hỗ trợ hướng dẫn cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công; thực hiện thao tác ký số, thanh toán trực tuyến.
Ông Lê Văn Lực, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Huyện đã chỉ đạo các địa phương triển khai hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng. Trên cơ sở đó, các địa phương đã phân công cho các tổ chức chính trị xã hội, trưởng khu phố, thôn có kỹ năng sử dụng nền tảng số tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số".
Sau thời gian triển khai mô hình "3 Không", các chỉ tiêu đánh giá về công tác chuyển đổi số của các địa phương tăng lên rõ rệt; đặc biệt là các chỉ tiêu khó như tỷ lệ người dân sử có tài khoản dụng dịch vụ công trực tuyến và được định danh, xác thực điện tử thông suốt; tăng tỷ lệ người dân trên 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác và tỷ lệ người dân có chữ ký điện tử cá nhân… Mô hình này đang được các địa phương nhân rộng để góp phần hoàn thành sớm các tiêu chí về chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến rõ nét trên cả ba trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Người đăng: Công chức Văn hóa- Xã hội
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)