Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm đủ liều cơ bản vaccine COVID-19

Ngày 03/07/2022 16:30:37

Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm đủ liều cơ bản vaccine COVID-19

Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm đủ liều cơ bản vaccine COVID-19

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đang tăng trở lại. Người ghép thận, ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… khó chống lại COVID-19 một cách tối ưu nếu chỉ tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine.

Người bệnh ở Mỹ, Pháp tiêm thêm Evusheld

Thế giới có thể trải qua làn sóng COVID-19 tiếp theo vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới khi nồng độ kháng thể ở người đã tiêm chủng bắt đầu suy yếu. Do đó, những người dân thuộc chỉ định cần tiêm nhắc lại vaccine hay tiêm bổ sung Evusheld để an toàn trước đại dịch.

PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội thận lọc máu TPHCM, Giảng viên cao cấp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, cho biết: "Những người có bệnh nền nếu bị suy giảm miễn dịch dù đã tiêm 2-3 mũi vaccine vẫn có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 và có khả năng diễn tiến nặng".

Mới đây, nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy người suy giảm miễn dịch sau 2 liều tiêm vaccine COVID-19 thì nồng độ kháng thể được tạo ra thấp hơn từ 1,3 - 23 lần người bình thường. Về hiệu quả, hoạt động trung hòa của kháng thể để từ đó chống lại SARS-CoV-2 cũng yếu hơn từ 32 - 64 lần. Về độ bền, ở 50% số người được nghiên cứu, nồng độ kháng thể của những người này giảm dưới ngưỡng phát hiện được sau 6 tháng.

Chưa kể, người bị suy giảm miễn dịch nếu nhiễm SARS-CoV-2 thì thời gian đào thải virus khỏi cơ thể cũng lâu hơn người bình thường, có thể kéo dài đến nhiều tháng, vô tình trở thành môi trường cho phép virus đột biến, dẫn đến sự xuất hiện các biến thể mới. Do đó, người bị suy giảm miễn dịch dù tiêm vaccine cũng khó tạo ra đáp ứng miễn dịch đầy đủ chống lại COVID-19 một cách tối ưu. Cụ thể là người ghép thận, ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… khó chống lại COVID-19 nếu chỉ tiêm 2-3 mũi vaccine.

Vì những bất lợi trên nên nhóm người bị suy giảm miễn dịch dù chỉ chiếm 2% dân số nhưng có đến 40% - 44% ca nhập viện do COVID-19 dù đã tiêm vaccine đầy đủ 2-3 mũi theo thống kê tại Mỹ. Chưa kể, người suy giảm miễn dịch còn đối mặt với nguy cơ nhập viện cao gấp 3 lần, nguy cơ bệnh trở nặng chuyển vào khoa ICU, phải dùng đến thuốc vận mạch, nguy cơ tử vong đều cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường.

Do đó, không chỉ người suy giảm miễn dịch mà nhóm người yếu thế mắc các bệnh nền khác cũng cần có nhiều lớp phòng vệ để bảo vệ bản thân. Bên cạnh việc đeo khẩu trang, tiêm vaccine, những nhóm đối tượng này có thể tăng cường bảo vệ bằng liệu pháp kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng phơi nhiễm COVID-19, hiện là loại thuốc duy nhất được cấp phép và sử dụng trên thế giới.

Một nghiên cứu tại Pháp ghi nhận việc sử dụng Evusheld vừa xác nhận hiệu quả vượt trội của kháng thể đơn dòng này sau khi tiêm cho hơn 416 người ghép thận. Những người này dù đã tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 nhưng không đạt được đáp ứng miễn dịch cần thiết. Suốt 2,5 tháng được theo dõi sau tiêm Evusheld, hơn 90% số bệnh nhân này vẫn được bảo vệ không bị nhiễm COVID-19.

Kết quả này khá tương đồng với kết quả thử nghiệm PROVENT được công bố trước đây, cho thấy bộ đôi kháng thể đơn dòng này có hiệu lực giảm 83% nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng sau 6 tháng theo dõi.

Tiêm Evusheld tăng cơ hội bảo vệ cho người miễn dịch kém

Hỗn hợp kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài Evusheld của Công ty dược phẩm AstraZeneca có nguồn gốc từ tế bào B của các bệnh nhân đã phục hồi sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Theo PGS Phạm Văn Bùi, thay vì để cơ thể tự sinh ra kháng thể khi tiêm vaccine COVID-19, gọi là miễn dịch chủ động, thì liệu pháp kháng thể đơn dòng tạo ra miễn dịch thụ động bằng cách đưa vào cơ thể một lượng kháng thể đã được tổng hợp sẵn trong phòng thí nghiệm. Thay vì mất khoảng vài tuần để cơ thể tự sản sinh kháng thể sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, tiêm kháng thể đơn dòng sẽ cho tác dụng bảo vệ nhanh hơn (trong vòng vài giờ) và kéo dài đến 6 tháng.

Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn được tiếp cận thuốc kháng thể đơn dòng Evusheld ngay sau khi FDA (Mỹ) cấp phép sử dụng khẩn cấp để bảo vệ cho những người bị suy giảm miễn dịch ở nước này trước đại dịch COVID-19. Nhờ đó mà hàng ngàn người đã được tiêm ngừa, trong khi người dân các nước như Anh, Hàn Quốc… vẫn đang trông chờ, tiếp cận khó khăn. Thậm chí tại Đức, kháng thể đơn dòng Evusheld chưa được phân phối rộng rãi, chỉ có cho một nhóm người sử dụng với số lượng hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Phiên (76 tuổi, quận Gò Vấp, TPHCM) một trong những người đầu tiên tiêm Evusheld tại Việt Nam đã an tâm đi du lịch khắp nơi. Sau 3 tháng tiêm Evusheld, bà Phiên chia sẻ: "Cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn sau tiêm Evusheld. Sau 2 năm bị đại dịch cô lập, tôi đã được đi du lịch Vũng Tàu. Trước đây khi chưa được tiêm ngừa, tôi còn không có cơ hội ăn cơm chung với con cháu. Evusheld như một liều thuốc tinh thần cho người suy giảm miễn dịch, chứ không còn dừng lại ở việc ngừa COVID-19".

Sau 3 tháng đưa con trai Đặng Gia Bảo 14 tuổi vượt hơn 100 cây số từ Trà Vinh lên TPHCM tiêm Evusheld, anh Đặng Chí Tâm hào hứng kể: "Tiêm được Evusheld như gần chết đuối vớ được phao. Ngay sau tiêm Evusheld trở về, cháu xách cặp đi học, chấm dứt chuỗi ngày học online, cháu được gặp bạn bè và đi du lịch.

Với tôi, tuổi thơ và sức khỏe của con là quan trọng, phải đưa con đi tiêm ngay chứ không chần chừ, bởi lúc nhỏ, cháu bị sốc phản vệ 2 lần với vaccine và chưa có cơ hội được tiêm vaccine ngừa COVID-19".

PGS.TS.BS Trần Quang Bính - Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TPHCM chia sẻ: Hàng ngàn người Việt Nam đã được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TPHCM, nhưng con số này còn rất ít so với nhu cầu thực tế của nhóm người bệnh suy giảm miễn dịch, ghép tạng (gan, thận…), ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… tại Việt Nam.

Nếu dịch COVID-19 trở lại cộng với dịch viêm đường hô hấp do phế cầu khuẩn, cúm… đang tăng nhanh sẽ nguy hiểm cho nhóm người suy giảm miễn dịch bị bệnh nền như đái tháo đường, bệnh COPD và các bệnh phổi khác, bệnh gan, bệnh thận mãn tính, tim mạch, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ), tăng huyết áp, thừa cân béo phì… Những bệnh nhân này cần sớm tiêm nhắc lại vaccine hay Evusheld để lớp áo giáp thêm chắc chắn trước dịch COVID-19.

Nguồn: Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa

Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm đủ liều cơ bản vaccine COVID-19

Đăng lúc: 03/07/2022 16:30:37 (GMT+7)

Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm đủ liều cơ bản vaccine COVID-19

Hơn 40% người nhập viện thuộc nhóm suy giảm miễn dịch dù tiêm đủ liều cơ bản vaccine COVID-19

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đang tăng trở lại. Người ghép thận, ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… khó chống lại COVID-19 một cách tối ưu nếu chỉ tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine.

Người bệnh ở Mỹ, Pháp tiêm thêm Evusheld

Thế giới có thể trải qua làn sóng COVID-19 tiếp theo vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới khi nồng độ kháng thể ở người đã tiêm chủng bắt đầu suy yếu. Do đó, những người dân thuộc chỉ định cần tiêm nhắc lại vaccine hay tiêm bổ sung Evusheld để an toàn trước đại dịch.

PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội thận lọc máu TPHCM, Giảng viên cao cấp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM, cho biết: "Những người có bệnh nền nếu bị suy giảm miễn dịch dù đã tiêm 2-3 mũi vaccine vẫn có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 và có khả năng diễn tiến nặng".

Mới đây, nhiều nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy người suy giảm miễn dịch sau 2 liều tiêm vaccine COVID-19 thì nồng độ kháng thể được tạo ra thấp hơn từ 1,3 - 23 lần người bình thường. Về hiệu quả, hoạt động trung hòa của kháng thể để từ đó chống lại SARS-CoV-2 cũng yếu hơn từ 32 - 64 lần. Về độ bền, ở 50% số người được nghiên cứu, nồng độ kháng thể của những người này giảm dưới ngưỡng phát hiện được sau 6 tháng.

Chưa kể, người bị suy giảm miễn dịch nếu nhiễm SARS-CoV-2 thì thời gian đào thải virus khỏi cơ thể cũng lâu hơn người bình thường, có thể kéo dài đến nhiều tháng, vô tình trở thành môi trường cho phép virus đột biến, dẫn đến sự xuất hiện các biến thể mới. Do đó, người bị suy giảm miễn dịch dù tiêm vaccine cũng khó tạo ra đáp ứng miễn dịch đầy đủ chống lại COVID-19 một cách tối ưu. Cụ thể là người ghép thận, ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… khó chống lại COVID-19 nếu chỉ tiêm 2-3 mũi vaccine.

Vì những bất lợi trên nên nhóm người bị suy giảm miễn dịch dù chỉ chiếm 2% dân số nhưng có đến 40% - 44% ca nhập viện do COVID-19 dù đã tiêm vaccine đầy đủ 2-3 mũi theo thống kê tại Mỹ. Chưa kể, người suy giảm miễn dịch còn đối mặt với nguy cơ nhập viện cao gấp 3 lần, nguy cơ bệnh trở nặng chuyển vào khoa ICU, phải dùng đến thuốc vận mạch, nguy cơ tử vong đều cao gấp 1,5-2 lần so với người bình thường.

Do đó, không chỉ người suy giảm miễn dịch mà nhóm người yếu thế mắc các bệnh nền khác cũng cần có nhiều lớp phòng vệ để bảo vệ bản thân. Bên cạnh việc đeo khẩu trang, tiêm vaccine, những nhóm đối tượng này có thể tăng cường bảo vệ bằng liệu pháp kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng phơi nhiễm COVID-19, hiện là loại thuốc duy nhất được cấp phép và sử dụng trên thế giới.

Một nghiên cứu tại Pháp ghi nhận việc sử dụng Evusheld vừa xác nhận hiệu quả vượt trội của kháng thể đơn dòng này sau khi tiêm cho hơn 416 người ghép thận. Những người này dù đã tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 nhưng không đạt được đáp ứng miễn dịch cần thiết. Suốt 2,5 tháng được theo dõi sau tiêm Evusheld, hơn 90% số bệnh nhân này vẫn được bảo vệ không bị nhiễm COVID-19.

Kết quả này khá tương đồng với kết quả thử nghiệm PROVENT được công bố trước đây, cho thấy bộ đôi kháng thể đơn dòng này có hiệu lực giảm 83% nguy cơ nhiễm COVID-19 có triệu chứng sau 6 tháng theo dõi.

Tiêm Evusheld tăng cơ hội bảo vệ cho người miễn dịch kém

Hỗn hợp kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài Evusheld của Công ty dược phẩm AstraZeneca có nguồn gốc từ tế bào B của các bệnh nhân đã phục hồi sau khi nhiễm SARS-CoV-2.

Theo PGS Phạm Văn Bùi, thay vì để cơ thể tự sinh ra kháng thể khi tiêm vaccine COVID-19, gọi là miễn dịch chủ động, thì liệu pháp kháng thể đơn dòng tạo ra miễn dịch thụ động bằng cách đưa vào cơ thể một lượng kháng thể đã được tổng hợp sẵn trong phòng thí nghiệm. Thay vì mất khoảng vài tuần để cơ thể tự sản sinh kháng thể sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, tiêm kháng thể đơn dòng sẽ cho tác dụng bảo vệ nhanh hơn (trong vòng vài giờ) và kéo dài đến 6 tháng.

Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn được tiếp cận thuốc kháng thể đơn dòng Evusheld ngay sau khi FDA (Mỹ) cấp phép sử dụng khẩn cấp để bảo vệ cho những người bị suy giảm miễn dịch ở nước này trước đại dịch COVID-19. Nhờ đó mà hàng ngàn người đã được tiêm ngừa, trong khi người dân các nước như Anh, Hàn Quốc… vẫn đang trông chờ, tiếp cận khó khăn. Thậm chí tại Đức, kháng thể đơn dòng Evusheld chưa được phân phối rộng rãi, chỉ có cho một nhóm người sử dụng với số lượng hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Phiên (76 tuổi, quận Gò Vấp, TPHCM) một trong những người đầu tiên tiêm Evusheld tại Việt Nam đã an tâm đi du lịch khắp nơi. Sau 3 tháng tiêm Evusheld, bà Phiên chia sẻ: "Cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn sau tiêm Evusheld. Sau 2 năm bị đại dịch cô lập, tôi đã được đi du lịch Vũng Tàu. Trước đây khi chưa được tiêm ngừa, tôi còn không có cơ hội ăn cơm chung với con cháu. Evusheld như một liều thuốc tinh thần cho người suy giảm miễn dịch, chứ không còn dừng lại ở việc ngừa COVID-19".

Sau 3 tháng đưa con trai Đặng Gia Bảo 14 tuổi vượt hơn 100 cây số từ Trà Vinh lên TPHCM tiêm Evusheld, anh Đặng Chí Tâm hào hứng kể: "Tiêm được Evusheld như gần chết đuối vớ được phao. Ngay sau tiêm Evusheld trở về, cháu xách cặp đi học, chấm dứt chuỗi ngày học online, cháu được gặp bạn bè và đi du lịch.

Với tôi, tuổi thơ và sức khỏe của con là quan trọng, phải đưa con đi tiêm ngay chứ không chần chừ, bởi lúc nhỏ, cháu bị sốc phản vệ 2 lần với vaccine và chưa có cơ hội được tiêm vaccine ngừa COVID-19".

PGS.TS.BS Trần Quang Bính - Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TPHCM chia sẻ: Hàng ngàn người Việt Nam đã được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TPHCM, nhưng con số này còn rất ít so với nhu cầu thực tế của nhóm người bệnh suy giảm miễn dịch, ghép tạng (gan, thận…), ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… tại Việt Nam.

Nếu dịch COVID-19 trở lại cộng với dịch viêm đường hô hấp do phế cầu khuẩn, cúm… đang tăng nhanh sẽ nguy hiểm cho nhóm người suy giảm miễn dịch bị bệnh nền như đái tháo đường, bệnh COPD và các bệnh phổi khác, bệnh gan, bệnh thận mãn tính, tim mạch, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ), tăng huyết áp, thừa cân béo phì… Những bệnh nhân này cần sớm tiêm nhắc lại vaccine hay Evusheld để lớp áo giáp thêm chắc chắn trước dịch COVID-19.

Nguồn: Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)