“Nới lỏng” các quy định phòng dịch để tạo thuận lợi cho người dânNgày 04/05/2022 17:15:58 “Nới lỏng” các quy định phòng dịch để tạo thuận lợi cho người dân“Nới lỏng” các quy định phòng dịch để tạo thuận lợi cho người dân Ngày 15/3, Việt Nam quyết định mở của lại du lịch quốc tế và nội địa, thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đánh dấu sự trở lại trọn vẹn sau hơn hai năm khốc liệt vì dịch COVID 19. Cùng với tiến trình mở cửa, phục hồi kinh tế của đất nước, công tác phòng, chống dịch đã được thay đổi phù hợp, vừa góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh, vừa tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân trở lại trạng thái bình thường. Theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới. Với hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh tại Công văn số 1265/BYT-DP ngày 15/3/2022 - đúng ngày đầu tiên du lịch Việt Nam mở cửa trở lại. Việc “nới lỏng” các yêu cầu về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh đã góp phần thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, do các điều kiện, quy định về xuất nhập cảnh, y tế đối với khách du lịch quốc tế đã thuận lợi hơn rất nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 29/3, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch, nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung quý I, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, khách đến bằng đường hàng không chiếm gần 90,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 165,2%. Trong tình hình mới, dịch COVID-19 đã ghi nhận tại hầu hết các nước trên thế giới, bệnh đã có vaccine phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu quả với các chủng SARS-CoV-2 hiện đang lưu hành; trong thời gian gần đây, dịch đã có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh trong hơn 30 ngày qua. Số ca mắc trong ngày đã giảm hơn 20 lần. Sau giai đoạn cao điểm vào giữa tháng 3 khi ngày cao điểm ghi nhận tới 175.000 ca mắc trong ngày xuống còn khoảng hơn 6.000 ca mắc trong ngày hiện nay, thấp nhất trong hơn 5 tháng qua; giảm hơn 5 lần số ca nặng, nguy kịch đang điều trị tại bệnh viện từ hơn 3.300 ca xuống còn gần 500 ca nặng đang điều trị. Giảm hơn 10 lần số ca tử vong, từ hơn 60 ca mỗi ngày xuống còn hơn 5 ca mỗi ngày, thấp nhất trong 10 tháng qua. Đặc biệt, ngày 1/5 là ngày đầu tiên trong nhiều tháng qua, cả nước chỉ còn một ca tử vong do COVID-19. Số ca mắc mới cũng giảm mạnh, chỉ còn 3.717 ca mắc mới, giảm 1.392 ca so với ngày 30/4, tại 53 tỉnh, thành phố... Trước tình hình dịch trong nước và quốc tế có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu, ngành y tế đã ban hành quy định tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4, tại Công văn số 2118/BYT-DP ngày 26/4. Trước đó, theo quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, tất cả hành khách khi nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam phải có kết quả xét nghiệm âm tính và khai báo y tế trên trang web tokhaiyte.vn. Mới đây, Bộ Y tế cũng đã có công văn đề nghị Tổng Cục thể dục thể thao (Trung tâm điều hành SEA Games 31) báo cáo cho Ban Tổ chức SEA Games 31 và thông báo cho tất cả các đoàn tham dự SEA Games 31 về việc tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam để tham gia, tham dự SEA Games cũng không phải khai báo y tế với COVID-19. Xem xét tạm dừng khai báo y tế nội địa Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện Bộ Y tế đang rà soát văn bản, đánh giá tình hình, trước mắt xem xét tạm dừng thực hiện khai báo y tế nội địa để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. “Tới đây, chúng ta sẽ bỏ khai báo y tế nội địa. Việc này là từng bước để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Chúng ta không khai báo vì chúng ta không thực hiện truy vết nữa. Trong trường hợp có biến chủng mới nguy hiểm hoặc có diễn biến dịch COVID-19 bất thường, Bộ Y tế sẽ áp dụng trở lại việc khai báo y tế nội địa và có thông báo cụ thể tới các tỉnh, thành phố,” Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Về thông điệp 5K - khi nhiều người cho rằng trong tình hình hiện nay là cứng nhắc và không còn phù hợp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên trong cuộc họp báo Chính phủ gần đây cho hay, ngay từ đầu, Bộ Y tế đưa ra thông điệp không cứng nhắc, rất linh hoạt, để bảo đảm hiệu quả. Trước hết, thường xuyên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, xà phòng. Đây là 2K cần thực hiện thường xuyên. 3K còn lại linh hoạt hơn, ví dụ như khai báo y tế, không tập trung đông người. Do vậy, trong từng hoạt động cụ thể, đặc thù của từng địa phương, từng đơn vị, từng lĩnh vực, từng bộ, ngành để thực hiện cho phù hợp. Theo Bộ Y tế, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Do vậy, dù dịch đã được kiểm soát tốt nhưng chúng ta không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Nguồn: Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa
Đăng lúc: 04/05/2022 17:15:58 (GMT+7) “Nới lỏng” các quy định phòng dịch để tạo thuận lợi cho người dân
“Nới lỏng” các quy định phòng dịch để tạo thuận lợi cho người dân Ngày 15/3, Việt Nam quyết định mở của lại du lịch quốc tế và nội địa, thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đánh dấu sự trở lại trọn vẹn sau hơn hai năm khốc liệt vì dịch COVID 19. Cùng với tiến trình mở cửa, phục hồi kinh tế của đất nước, công tác phòng, chống dịch đã được thay đổi phù hợp, vừa góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh, vừa tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân trở lại trạng thái bình thường. Theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về phòng, chống dịch phù hợp với tình hình mới. Với hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh tại Công văn số 1265/BYT-DP ngày 15/3/2022 - đúng ngày đầu tiên du lịch Việt Nam mở cửa trở lại. Việc “nới lỏng” các yêu cầu về phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh đã góp phần thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam, do các điều kiện, quy định về xuất nhập cảnh, y tế đối với khách du lịch quốc tế đã thuận lợi hơn rất nhiều. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê ngày 29/3, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn du lịch, nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung quý I, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong số đó, khách đến bằng đường hàng không chiếm gần 90,5% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 165,2%. Trong tình hình mới, dịch COVID-19 đã ghi nhận tại hầu hết các nước trên thế giới, bệnh đã có vaccine phòng bệnh đặc hiệu và có hiệu quả với các chủng SARS-CoV-2 hiện đang lưu hành; trong thời gian gần đây, dịch đã có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh trong hơn 30 ngày qua. Số ca mắc trong ngày đã giảm hơn 20 lần. Sau giai đoạn cao điểm vào giữa tháng 3 khi ngày cao điểm ghi nhận tới 175.000 ca mắc trong ngày xuống còn khoảng hơn 6.000 ca mắc trong ngày hiện nay, thấp nhất trong hơn 5 tháng qua; giảm hơn 5 lần số ca nặng, nguy kịch đang điều trị tại bệnh viện từ hơn 3.300 ca xuống còn gần 500 ca nặng đang điều trị. Giảm hơn 10 lần số ca tử vong, từ hơn 60 ca mỗi ngày xuống còn hơn 5 ca mỗi ngày, thấp nhất trong 10 tháng qua. Đặc biệt, ngày 1/5 là ngày đầu tiên trong nhiều tháng qua, cả nước chỉ còn một ca tử vong do COVID-19. Số ca mắc mới cũng giảm mạnh, chỉ còn 3.717 ca mắc mới, giảm 1.392 ca so với ngày 30/4, tại 53 tỉnh, thành phố... Trước tình hình dịch trong nước và quốc tế có xu hướng giảm cả số mắc và tử vong trên phạm vi toàn cầu, ngành y tế đã ban hành quy định tạm dừng áp dụng khai báo y tế tại cửa khẩu đối với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4, tại Công văn số 2118/BYT-DP ngày 26/4. Trước đó, theo quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh, tất cả hành khách khi nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam phải có kết quả xét nghiệm âm tính và khai báo y tế trên trang web tokhaiyte.vn. Mới đây, Bộ Y tế cũng đã có công văn đề nghị Tổng Cục thể dục thể thao (Trung tâm điều hành SEA Games 31) báo cáo cho Ban Tổ chức SEA Games 31 và thông báo cho tất cả các đoàn tham dự SEA Games 31 về việc tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam để tham gia, tham dự SEA Games cũng không phải khai báo y tế với COVID-19. Xem xét tạm dừng khai báo y tế nội địa Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện Bộ Y tế đang rà soát văn bản, đánh giá tình hình, trước mắt xem xét tạm dừng thực hiện khai báo y tế nội địa để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. “Tới đây, chúng ta sẽ bỏ khai báo y tế nội địa. Việc này là từng bước để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Chúng ta không khai báo vì chúng ta không thực hiện truy vết nữa. Trong trường hợp có biến chủng mới nguy hiểm hoặc có diễn biến dịch COVID-19 bất thường, Bộ Y tế sẽ áp dụng trở lại việc khai báo y tế nội địa và có thông báo cụ thể tới các tỉnh, thành phố,” Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, rà soát các quy định pháp luật và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Về thông điệp 5K - khi nhiều người cho rằng trong tình hình hiện nay là cứng nhắc và không còn phù hợp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên trong cuộc họp báo Chính phủ gần đây cho hay, ngay từ đầu, Bộ Y tế đưa ra thông điệp không cứng nhắc, rất linh hoạt, để bảo đảm hiệu quả. Trước hết, thường xuyên đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, xà phòng. Đây là 2K cần thực hiện thường xuyên. 3K còn lại linh hoạt hơn, ví dụ như khai báo y tế, không tập trung đông người. Do vậy, trong từng hoạt động cụ thể, đặc thù của từng địa phương, từng đơn vị, từng lĩnh vực, từng bộ, ngành để thực hiện cho phù hợp. Theo Bộ Y tế, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới vẫn đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể xảy ra làm cho diễn biến dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại. Do vậy, dù dịch đã được kiểm soát tốt nhưng chúng ta không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Nguồn: Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa
|