Nhớ “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” của Bác HồNgày 19/05/2021 22:50:12 (Baothanhhoa.vn) - Cách đây 75 năm, trước 1 ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu”, đăng trên báo Cứu Quốc, số 134 ra ngày 5-1-1946 .Lời kêu gọi của Người tràn đầy niềm vui sướng, phấn khởi: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”.Người khẳng định: “Về mặt chính trị, thì Nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn. Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, Kiên quyết chống bọn thực dân, Kiên quyết tranh quyền độc lập”. Người kêu gọi: “Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình và gánh vác việc nước. Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử. Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc”. Người cũng nhắn nhủ: “Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta. Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra trong bối cảnh vô cùng khó khăn, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, phải chống đỡ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc, phản động, thù địch nhằm thủ tiêu nền độc lập chúng ta vừa giành được. Vì vậy, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị cần phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ. Cuộc Tổng tuyển cử thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và dân tộc vô cùng cam go, phức tạp. Với quyết tâm tiến hành Tổng tuyển cử, bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ mới, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã khẩn trương ban hành gần 10 sắc lệnh về bầu cử. Các sắc lệnh về bầu cử đã thể hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử mới: tự do bầu cử, ứng cử của công dân, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín..., nhằm bầu ra cơ quan lập pháp và Chính phủ Nhân dân toàn quốc sẽ do một quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên; ban hành Hiến pháp dân chủ cộng hòa; cuộc bầu cử rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống lại nạn ngoại xâm...(2). Để người dân hiểu rõ về việc bầu cử, trong bài “Ý nghĩa của Tổng tuyển cử” đăng trên báo Cứu Quốc số 130 ra ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”(3). Đồng thời, Người đã viết “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu”, trước 1 ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu của Bác tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên được mấy ý rất quan trọng: Thứ nhất, bầu cử là để thực thi chế độ dân chủ và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Thứ hai, bầu cử là chính thể cộng hòa dân chủ, một Nhà nước dân chủ thì tất cả mọi người dân đều có quyền ứng cử và tham gia bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam mới và những người tham gia bầu cử thì phải mang hết tinh thần, trách nhiệm của mình để xây dựng Nhà nước, xây dựng Quốc hội. Trong lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu, Bác đều nhấn mạnh trách nhiệm của các đại biểu và toàn bộ hệ thống chính quyền, phải thực sự vì dân, vì nước(4). Do đó, Nhân dân cả nước đã đón nhận và chuẩn bị Tổng tuyển cử như ngày hội lớn với không khí phấn khởi, sôi nổi, tinh thần dân tộc dâng cao. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã thành công rực rỡ, lập ra Quốc hội, từ đó cử ra Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, tạo dựng một bộ máy chính quyền chính thức. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên là mốc son về thể chế dân chủ của nước ta; đồng thời đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng và củng cố chính quyền, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách. Những ngày này, hướng về ngày hội non sông - ngày 23-5-2021, ngày toàn dân đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, nhớ lại “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” của Bác Hồ kính yêu, mỗi cử tri càng phải thật sự thấm nhuần niềm vinh dự, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của mình. Mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả là “viên gạch hồng”, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bầu chọn được những đại biểu thật sự tiêu biểu, đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân, có trí tuệ, bản lĩnh để gánh vác trọng trách đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nguồn tin ( Báo thanh Hóa )
Đăng lúc: 19/05/2021 22:50:12 (GMT+7) (Baothanhhoa.vn) - Cách đây 75 năm, trước 1 ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu”, đăng trên báo Cứu Quốc, số 134 ra ngày 5-1-1946 .
Lời kêu gọi của Người tràn đầy niềm vui sướng, phấn khởi: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”.Người khẳng định: “Về mặt chính trị, thì Nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn. Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, Kiên quyết chống bọn thực dân, Kiên quyết tranh quyền độc lập”. Người kêu gọi: “Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình và gánh vác việc nước. Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử. Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng. Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc”. Người cũng nhắn nhủ: “Người không trúng cử, cũng không nên ngã lòng. Mình đã tỏ lòng hăng hái với nước, với dân, thì luôn luôn phải giữ lòng hăng hái đó. Ở trong Quốc hội hay ở ngoài Quốc hội, mình cũng cứ ra sức giúp ích nước nhà. Lần này không được cử, ta cứ gắng làm cho quốc dân nhận rõ tài đức của ta, thì lần sau quốc dân nhất định cử ta. Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra trong bối cảnh vô cùng khó khăn, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, phải chống đỡ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực đế quốc, phản động, thù địch nhằm thủ tiêu nền độc lập chúng ta vừa giành được. Vì vậy, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị cần phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ. Cuộc Tổng tuyển cử thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và dân tộc vô cùng cam go, phức tạp. Với quyết tâm tiến hành Tổng tuyển cử, bảo vệ nền độc lập và xây dựng chế độ mới, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã khẩn trương ban hành gần 10 sắc lệnh về bầu cử. Các sắc lệnh về bầu cử đã thể hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu của nguyên tắc bầu cử mới: tự do bầu cử, ứng cử của công dân, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín..., nhằm bầu ra cơ quan lập pháp và Chính phủ Nhân dân toàn quốc sẽ do một quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên; ban hành Hiến pháp dân chủ cộng hòa; cuộc bầu cử rất cần thiết để cho toàn dân tham gia vào công cuộc củng cố nền độc lập và chống lại nạn ngoại xâm...(2). Để người dân hiểu rõ về việc bầu cử, trong bài “Ý nghĩa của Tổng tuyển cử” đăng trên báo Cứu Quốc số 130 ra ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”(3). Đồng thời, Người đã viết “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu”, trước 1 ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên. Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu của Bác tuy ngắn gọn nhưng đã nêu lên được mấy ý rất quan trọng: Thứ nhất, bầu cử là để thực thi chế độ dân chủ và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Thứ hai, bầu cử là chính thể cộng hòa dân chủ, một Nhà nước dân chủ thì tất cả mọi người dân đều có quyền ứng cử và tham gia bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam mới và những người tham gia bầu cử thì phải mang hết tinh thần, trách nhiệm của mình để xây dựng Nhà nước, xây dựng Quốc hội. Trong lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu, Bác đều nhấn mạnh trách nhiệm của các đại biểu và toàn bộ hệ thống chính quyền, phải thực sự vì dân, vì nước(4). Do đó, Nhân dân cả nước đã đón nhận và chuẩn bị Tổng tuyển cử như ngày hội lớn với không khí phấn khởi, sôi nổi, tinh thần dân tộc dâng cao. Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã thành công rực rỡ, lập ra Quốc hội, từ đó cử ra Chính phủ chính thức, ban hành Hiến pháp, tạo dựng một bộ máy chính quyền chính thức. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên là mốc son về thể chế dân chủ của nước ta; đồng thời đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo Nhân dân ta xây dựng và củng cố chính quyền, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách. Những ngày này, hướng về ngày hội non sông - ngày 23-5-2021, ngày toàn dân đi bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, nhớ lại “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” của Bác Hồ kính yêu, mỗi cử tri càng phải thật sự thấm nhuần niềm vinh dự, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của mình. Mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả là “viên gạch hồng”, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bầu chọn được những đại biểu thật sự tiêu biểu, đại diện cho ý chí nguyện vọng của Nhân dân, có trí tuệ, bản lĩnh để gánh vác trọng trách đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nguồn tin ( Báo thanh Hóa )
|