Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

Cả nước đã có 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong

Ngày 05/08/2022 08:37:34

Cả nước đã có 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong

Cả nước đã có 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong

Đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong. Số mắc tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Số mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái

Báo cáo về công tác phòng chống dịch trong 7 tháng đầu năm 2022 của Bộ Y tế cho biết tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 136.075 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 45 trường hợp tử vong tại TP HCM (10), Bình Dương (9), Đồng Nai (5), Tây Ninh (4), Bình Phước (4), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Bạc Liêu (2), BRVT (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Hậu Giang (1), Sóc Trăng (1), Long An (1).

"So với cùng kỳ 2021 (42.587/14) số mắc tăng 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp. Các địa phương ghi nhận số mắc hàng tuần và tích lũy tăng cao là: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang, Long An, Đồng Tháp. Số mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên"- TS Nguyễn Lương Tâm- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sáng 2/8 tại hội nghị trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine và phòng, chống dịch do Bộ Y tế tổ chức.

Đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong. Số mắc tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái

Liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, TS Nguyễn Lương Tâm cho biết thêm: Tổ chức y tế thế giới nhận định khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh và ước tính có khoảng 100-400 triệu ca mắc mỗi năm; trong 50 năm qua, số mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần và tăng gấp đôi sau 10 năm.

Đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lớn lên hệ thống y tế trên toàn thế giới, việc duy trì mạnh mẽ các biện pháp chống dịch với các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết cũng như các bệnh dự phòng bằng vaccine, các bệnh lãng quên khác trong thời kỳ đại dịch là rất quan trọng, để có thể tránh tình huống dịch chồng dịch và hạn chế hậu quả nặng nề với các nước.

Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm của sốt xuất huyết

Để chủ động, kịp thời cung ứng dịch truyền Dextran 40 phục vụ điều trị bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm theo quy định để đảm bảo kịp thời cung ứng được dịch truyền Dextran cho nhu cầu điều trị.

Đảm bảo việc ký hợp đồng giữa các đơn vị cung ứng thuốc (nhập khẩu/phân phối) dịch truyền Dextran 40 (đơn vị trúng thầu) với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng và thời gian giao hàng cụ thể, đồng thời nêu rõ ràng trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Đơn vị cung ứng thuốc khẩn trương liên hệ với cơ sở sản xuất để có được nguồn Dextran cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam. Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Dextran sản xuất tại Việt Nam.

Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Bắt đầu từ ngày thứ 4, bệnh có dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, trong những ngày đầu người bệnh có thể ở nhà, uống thuốc hạ sốt, bù dịch hoặc đi khám để được bác sĩ cho đơn và hẹn tái khám. Từ ngày thứ 4 thì nên vào viện vì đây là lúc có thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm:

Người bệnh đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau

· Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

· Không ăn, uống được.Nôn nhiều.

· Đau bụng nhiều.

· Tay chân lạnh, ẩm.

· Mệt lả, bứt rứt.

· Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

· Không tiểu trên 6 giờ.

· Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.

· Khó thở.

Nguồn: Bộ Y Tế

Cả nước đã có 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong

Đăng lúc: 05/08/2022 08:37:34 (GMT+7)

Cả nước đã có 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong

Cả nước đã có 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong

Đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong. Số mắc tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Số mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái

Báo cáo về công tác phòng chống dịch trong 7 tháng đầu năm 2022 của Bộ Y tế cho biết tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 136.075 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 45 trường hợp tử vong tại TP HCM (10), Bình Dương (9), Đồng Nai (5), Tây Ninh (4), Bình Phước (4), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Bạc Liêu (2), BRVT (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Hậu Giang (1), Sóc Trăng (1), Long An (1).

"So với cùng kỳ 2021 (42.587/14) số mắc tăng 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp. Các địa phương ghi nhận số mắc hàng tuần và tích lũy tăng cao là: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang, Long An, Đồng Tháp. Số mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên"- TS Nguyễn Lương Tâm- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sáng 2/8 tại hội nghị trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine và phòng, chống dịch do Bộ Y tế tổ chức.

Đến nay cả nước ghi nhận hơn 136.075 ca mắc sốt xuất huyết, 45 người tử vong. Số mắc tăng gấp 3,2 lần, tử vong tăng 31 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái

Liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, TS Nguyễn Lương Tâm cho biết thêm: Tổ chức y tế thế giới nhận định khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh và ước tính có khoảng 100-400 triệu ca mắc mỗi năm; trong 50 năm qua, số mắc sốt xuất huyết đã tăng gấp 30 lần và tăng gấp đôi sau 10 năm.

Đại dịch COVID-19 đã gây áp lực lớn lên hệ thống y tế trên toàn thế giới, việc duy trì mạnh mẽ các biện pháp chống dịch với các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết cũng như các bệnh dự phòng bằng vaccine, các bệnh lãng quên khác trong thời kỳ đại dịch là rất quan trọng, để có thể tránh tình huống dịch chồng dịch và hạn chế hậu quả nặng nề với các nước.

Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm của sốt xuất huyết

Để chủ động, kịp thời cung ứng dịch truyền Dextran 40 phục vụ điều trị bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm theo quy định để đảm bảo kịp thời cung ứng được dịch truyền Dextran cho nhu cầu điều trị.

Đảm bảo việc ký hợp đồng giữa các đơn vị cung ứng thuốc (nhập khẩu/phân phối) dịch truyền Dextran 40 (đơn vị trúng thầu) với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng và thời gian giao hàng cụ thể, đồng thời nêu rõ ràng trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Đơn vị cung ứng thuốc khẩn trương liên hệ với cơ sở sản xuất để có được nguồn Dextran cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam. Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Dextran sản xuất tại Việt Nam.

Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

Bắt đầu từ ngày thứ 4, bệnh có dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, trong những ngày đầu người bệnh có thể ở nhà, uống thuốc hạ sốt, bù dịch hoặc đi khám để được bác sĩ cho đơn và hẹn tái khám. Từ ngày thứ 4 thì nên vào viện vì đây là lúc có thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm:

Người bệnh đến khám lại ngay khi có một trong các dấu hiệu sau

· Người bệnh thấy khó chịu hơn mặc dù sốt giảm hoặc hết sốt.

· Không ăn, uống được.Nôn nhiều.

· Đau bụng nhiều.

· Tay chân lạnh, ẩm.

· Mệt lả, bứt rứt.

· Chảy máu mũi, miệng hoặc xuất huyết âm đạo.

· Không tiểu trên 6 giờ.

· Biểu hiện hành vi thay đổi như lú lẫn, tăng kích thích, vật vã hoặc li bì.

· Khó thở.

Nguồn: Bộ Y Tế

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)