Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

Ngày 28/06/2024 17:29:47

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững được. Ngày 28/6 hàng năm được gọi với tên thân thương Ngày Gia đình Việt Nam để nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình.
Với ý nghĩa cao đẹp, từ năm 2001, ngày 28/6 được xem là ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Ngày Gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình thể hiện nhiều hơn sự quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về trẻ em năm 2002 đã ghi nhận: gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, cần được củng cố... Không có gia đình tốt, không thể có xã hội tốt. Không có đứa con tốt, không thể có một người công dân tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: "Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt". Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách để giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Tuy vậy, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Sau 23 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên - qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền của Tổ quốc, một nét đẹp văn hóa - nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam ngày càng được tổ chức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Sự phát triển nhanh chóng và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra nhiều thách thức đối với đất nước Việt Nam nói chung và với công tác gìn giữ, phát triển, xây dựng gia đình Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng con người mới gắn liền với việc phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống.
Để tạo chuyển biến quan trọng cho sự nghiệp phát triển gia đình của Việt Nam, từng bước đưa "Ngày gia đình" vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam, cơ quan, đơn vị và từng gia đình, từng cá nhân hãy có những hành động thiết thực để tôn vinh và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong đó:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến 2030.
- Nâng cao nhận thức về vai trò hết sức quan trọng của gia đình trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Gia đình có ổn định thì cộng đồng và xã hội mới ổn định và phát triển. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải quan tâm tới những tác động đối với đời sống của mọi gia đình.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về gia đình; tích cực triển khai các chương trình phối hợp giữa các ngành, địa phương về công tác gia đình; xác định mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp với lộ trình phát triển; kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
- Tăng cường thông tin, truyền thông về giá trị gia đình, về tầm quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội; chú trọng biểu dương những tấm gương tốt và phê phán những hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và với giá trị gia đình.
- Đẩy mạnh các hoạt động của Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và gia đình văn hóa; chú trọng nghiên cứu sự biến động của gia đình Việt Nam hiện đại, để từ đó đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp, hiệu quả.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

Đăng lúc: 28/06/2024 17:29:47 (GMT+7)

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển bền vững được. Ngày 28/6 hàng năm được gọi với tên thân thương Ngày Gia đình Việt Nam để nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình.
Với ý nghĩa cao đẹp, từ năm 2001, ngày 28/6 được xem là ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Ngày Gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình thể hiện nhiều hơn sự quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Văn kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về trẻ em năm 2002 đã ghi nhận: gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, cần được củng cố... Không có gia đình tốt, không thể có xã hội tốt. Không có đứa con tốt, không thể có một người công dân tốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: "Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt". Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách để giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Tuy vậy, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Sau 23 năm được ghi nhận, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên - qua đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền của Tổ quốc, một nét đẹp văn hóa - nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Các hoạt động kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam ngày càng được tổ chức phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Sự phát triển nhanh chóng và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra nhiều thách thức đối với đất nước Việt Nam nói chung và với công tác gìn giữ, phát triển, xây dựng gia đình Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ xây dựng con người mới gắn liền với việc phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống.
Để tạo chuyển biến quan trọng cho sự nghiệp phát triển gia đình của Việt Nam, từng bước đưa "Ngày gia đình" vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam, cơ quan, đơn vị và từng gia đình, từng cá nhân hãy có những hành động thiết thực để tôn vinh và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, trong đó:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Chương trình giáo dục đời sống gia đình đến 2030.
- Nâng cao nhận thức về vai trò hết sức quan trọng của gia đình trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Gia đình có ổn định thì cộng đồng và xã hội mới ổn định và phát triển. Các chính sách kinh tế - xã hội cần phải quan tâm tới những tác động đối với đời sống của mọi gia đình.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về gia đình; tích cực triển khai các chương trình phối hợp giữa các ngành, địa phương về công tác gia đình; xác định mục tiêu ưu tiên theo từng năm phù hợp với lộ trình phát triển; kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
- Tăng cường thông tin, truyền thông về giá trị gia đình, về tầm quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội; chú trọng biểu dương những tấm gương tốt và phê phán những hành vi không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và với giá trị gia đình.
- Đẩy mạnh các hoạt động của Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa và gia đình văn hóa; chú trọng nghiên cứu sự biến động của gia đình Việt Nam hiện đại, để từ đó đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp, hiệu quả.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)