HD-cham-soc-va-phong-tru-dich-hai-tren-cay-lua-giai-doan-tro-chin-vu-mua-nam-2022._nghialtcamthuy-09-08-2022_08h10p46(09.08.2022_08h43p30)_signed-078-363.pdf
Hướng dẫn Phòng trừ sâu, bệnh hại cây lúa giai đoạn ôm đòng – trỗ vụ mùa năm 2022
Ngày 09/08/2022 Trung Tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thủy triển khai công văn số 10 về việc Hướng dẫn Phòng trừ sâu, bệnh hại cây lúa giai đoạn ôm đòng – trỗ vụ mùa năm 2022 với nội dung như sau:
1. Đối với sâu hại
1.1. Sâu đục thân: Khi phát hiện thấy mật độ từ 2,5 – 5 % bông bạc, tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Dupont™, Prevathon® 5SC; Gànòi 95 SP; Voliam targo 063 SC; Victory 585EC; Virtako 40WG... và các thuốc khác có cùng hoạt chất đã được đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
1.2. Sâu cuốn lá: Tiến hành phun trừ khi mật độ từ 10 – 20 con/m2
bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Tango 800WG, Ammate 150 SC, Dylan 2EC, Virtako 40WG, Radiant 60SC, Radiant 60SC …
1.3. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Sẽ tiếp tục nở và gia tăng mật độ vào giai đoạn lúa trổ đến chín sáp. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là các giống nhiễm để phun trừ kịp thời nơi có mật độ cao (trên 1.500con/m2) bằng các loại thuốc: Chess 50WG, Cheestar 50WG, Startcheck 755WP, Sagometro 50WG, Prevathon 5SC…
2. Đối với bệnh hại
Bệnh đốm nâu, bệnh đốm sọc vi khuẩn tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn số 09/TTDVNN-TT&BVTV, ngày 01/8/2022, về việc chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng gây hại cây lúa giai đoạn đứng cái – ôm đòng vụ mùa năm 2022.
2.1. Bệnh khô vằn: Kiểm tra và phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như: Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP,... hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,… phun kỹ vào vùng bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ.
2.2. Bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt: sẽ phát sinh và gây hại nặng giai đoạn lúa trổ - chín, cần theo dõi thời gian lúa trổ để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa chạy vè thưa (trổ 3- 5%) trên tất cả các giống bằng các loại thuốc như Kamsumin, Beam 75WP, Bump 650 WP, Kasoto 200SC, Filia 525SC, Feno Super 268 WP, Sako 25WP, Vibimzol 75WP, Bemsuper 500SC, Flash 75WP,... kết hợp
phun phòng bệnh lem lép hạt bằng TiltSuper 300EC, Vivil 5SC, Sagograin 300EC, AmistarTop 325SC, Mixperfect 525SC,… Phun lại lần 2 khi lúa vừa trổ xong (sau lần 1 khoảng 7- 10 ngày).
3. Chuột hại: Giai đoạn này là thời điểm chuột chủ yếu sinh sống trên đồng ruộng, chuột cái vào hang để sinh sản nên tổ chức tìm hang để đào bắt, săn bắt rất có hiệu quả (biện pháp này bắt được nhiều chuột cái và chuột con), kết hợp đặt mồi bã quanh bờ ruộng, đê đập bằng thuốc hóa học như: Gimlet 0.2GB, Racumin TP 0.75... Không nên sử dụng điện để đánh bắt chuột.
Riêng giống lúa nếp hạt cau giai đoạn kết thúc đẻ nhánh, chú ý bón thúc sớm, bón bổ sung 3-4kg kali/sào 500m2 cây cứng, tăng quá trình hấp thụ phân bón; giúp cho gié, hoa không bị thoái hoá, số hạt trên bông tăng, giảm hạt xanh, lép lửng và bạc bụng, phòng chống sâu bệnh hại giai đoạn sau, tăng phẩm chất gạo. Chú ý mật độ sâu đục thân để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng; nồng độ, liều lượng sử dụng theo hưỡng dẫn in trên bao bì; thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng vào đúng nơi quy định. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát (tránh lúc lúa phơi màu).
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, công tác phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời là điều kiện tiên quyết quyết định đến năng suất của cây lúa.