Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 13/04/2022 09:52:44

Ngày 6-4, tại huyện Cẩm Thủy, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo chủ chốt 18 huyện trong vùng quy hoạch nguyên liệu cây gai xanh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

37d456252dfff60dSequence 032.jpg

Thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, qua thời gian triển khai thực hiện trồng và sản xuất cây gai xanh nguyên liệu đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến tháng 3-2022 diện tích trồngđược 670 ha đạt 10,4% kế hoạch. UBND các huyện đã quan tâm, xây dựng kế hoạch, phối hợp với công ty tổ chức khảo sát, tuyên truyền, tập huấn cho Nhân dân, ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển, tạo động lực khuyến khích, hỗ trợ nông dân.Công ty CP Nông nghiệp An Phước tích cực đồng hành cùng chính quyền các địa phương và nông dân trong tỉnh. Đảm bảo đủ nguồn giống phục vụ trồng mới, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, thu hoạch cho Nhân dân, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, thu mua ưu đãi và hấp dẫn.

1847d7bf3122d77dSequence 031.jpg

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch.Theo đó, cây gai xanh là cây trồng mới, việc quy hoạch và tổ chức thực hiện theo đề án mở rộng diện tích trong những năm đầu gặp khó khăn, khó hình thành những vùng trồng quy mô lớn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế, sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, mới chỉ dừng ở việc phân bổ, giao kế hoạch, chưa tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và chưa chủ động phối hợp với doanh nghiệp, cũng như đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo mở rộng diện tích trồng gai xanh.

84b1b7d9db43e70dSequence 030 (1).jpg

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao việc UBND tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh và khẳng định điều này thể hiện sự quyết tâm rất lớn của tỉnh Thanh Hoá trong việc phát triển cây gai xanh tại các huyện miền núi. Đồng thời nhấn mạnh: Trồng cây gai xanh vừa góp phần bảo vệ môi trường và cải tạo đất, lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích. Đầu ra ổn định, nhà máy sản xuất kịp thời thu mua, kỹ thuật trồng không phức tạp, việc vận chuyển dễ dàng, không làm phá vỡ hạ tầng giao thông. Đây là cơ hội để Thanh Hóa, nhất là các huyện miền núi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây gai xanh trên địa bàn rất thấp, mới chỉ đáp ứng được 10-15% công suất của nhà máy. Vùng nguyên liệu ở các huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Nhiều huyện chưa thật sự quyết tâm, quyết liệt, chưa thấy rõ giá

trị kinh tế của cây gai xanh, còn loay hoay trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Đồng chí đề nghị các huyện trong vùng quy hoạch phải nghiên cứu, cân nhắc để đưa cây gai xanh vào sản xuất; Cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha theo cam kết. Đến hết năm 2022 toàn tỉnh phải trồng mới được 1.500 ha và theo lộ trình đến năm 2025 đạt 6.000 ha.Trên cơ sở diện tích theo quy hoạch, các huyện tập trung quán triệt chủ trương phát triển cây gai là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không được chủ quan, không làm theo phong trào, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chế biến khi có đầu ra ổn định của thị trường và có thu nhập cao cho người dân.Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các xã vận động Nhân dân tham gia trồng cây gai xanh nguyên liệu. UBND các huyện phối hợp với nhà máy tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cho người dân. Lấy kết quả theo kế hoạch tỉnh giao để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.UBND tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêucho các huyện,tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách phát triển cây gai. Sở NN & PTNT xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc để tập huấn cho người dân. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện và nhà máy để xây dựng các cơ chế, chính sách sớm phát triển vùng nguyên liệu bền vững đạt diện tích theo quy hoạch.Tập đoàn An Phước cần vào cuộc quyết liệt để xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân với nhà máy. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu. Quan tâm tạo điều kiện về giống chất lượng cao, vật tư nông nghiệp và thu mua. Nhà máy cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân ngoài vùng quy hoạch nguyên liệu cây gai xanh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng thời yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung triển khai thực hiện để phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của nhà máy. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giải đáp cụ thể những thắc mắc, đề xuất của các địa phương tại hội nghị.

Nguồn tin: cổng thông tin huyện.

Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 13/04/2022 09:52:44 (GMT+7)

Ngày 6-4, tại huyện Cẩm Thủy, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo chủ chốt 18 huyện trong vùng quy hoạch nguyên liệu cây gai xanh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

37d456252dfff60dSequence 032.jpg

Thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, qua thời gian triển khai thực hiện trồng và sản xuất cây gai xanh nguyên liệu đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến tháng 3-2022 diện tích trồngđược 670 ha đạt 10,4% kế hoạch. UBND các huyện đã quan tâm, xây dựng kế hoạch, phối hợp với công ty tổ chức khảo sát, tuyên truyền, tập huấn cho Nhân dân, ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển, tạo động lực khuyến khích, hỗ trợ nông dân.Công ty CP Nông nghiệp An Phước tích cực đồng hành cùng chính quyền các địa phương và nông dân trong tỉnh. Đảm bảo đủ nguồn giống phục vụ trồng mới, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc, thu hoạch cho Nhân dân, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, thu mua ưu đãi và hấp dẫn.

1847d7bf3122d77dSequence 031.jpg

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch.Theo đó, cây gai xanh là cây trồng mới, việc quy hoạch và tổ chức thực hiện theo đề án mở rộng diện tích trong những năm đầu gặp khó khăn, khó hình thành những vùng trồng quy mô lớn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn hạn chế, sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, mới chỉ dừng ở việc phân bổ, giao kế hoạch, chưa tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, giám sát và chưa chủ động phối hợp với doanh nghiệp, cũng như đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo mở rộng diện tích trồng gai xanh.

84b1b7d9db43e70dSequence 030 (1).jpg

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh giá cao việc UBND tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh và khẳng định điều này thể hiện sự quyết tâm rất lớn của tỉnh Thanh Hoá trong việc phát triển cây gai xanh tại các huyện miền núi. Đồng thời nhấn mạnh: Trồng cây gai xanh vừa góp phần bảo vệ môi trường và cải tạo đất, lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích. Đầu ra ổn định, nhà máy sản xuất kịp thời thu mua, kỹ thuật trồng không phức tạp, việc vận chuyển dễ dàng, không làm phá vỡ hạ tầng giao thông. Đây là cơ hội để Thanh Hóa, nhất là các huyện miền núi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây gai xanh trên địa bàn rất thấp, mới chỉ đáp ứng được 10-15% công suất của nhà máy. Vùng nguyên liệu ở các huyện còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Nhiều huyện chưa thật sự quyết tâm, quyết liệt, chưa thấy rõ giá

trị kinh tế của cây gai xanh, còn loay hoay trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.Đồng chí đề nghị các huyện trong vùng quy hoạch phải nghiên cứu, cân nhắc để đưa cây gai xanh vào sản xuất; Cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha theo cam kết. Đến hết năm 2022 toàn tỉnh phải trồng mới được 1.500 ha và theo lộ trình đến năm 2025 đạt 6.000 ha.Trên cơ sở diện tích theo quy hoạch, các huyện tập trung quán triệt chủ trương phát triển cây gai là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không được chủ quan, không làm theo phong trào, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chế biến khi có đầu ra ổn định của thị trường và có thu nhập cao cho người dân.Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các xã vận động Nhân dân tham gia trồng cây gai xanh nguyên liệu. UBND các huyện phối hợp với nhà máy tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch cho người dân. Lấy kết quả theo kế hoạch tỉnh giao để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.UBND tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêucho các huyện,tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách phát triển cây gai. Sở NN & PTNT xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc để tập huấn cho người dân. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện và nhà máy để xây dựng các cơ chế, chính sách sớm phát triển vùng nguyên liệu bền vững đạt diện tích theo quy hoạch.Tập đoàn An Phước cần vào cuộc quyết liệt để xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân với nhà máy. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu. Quan tâm tạo điều kiện về giống chất lượng cao, vật tư nông nghiệp và thu mua. Nhà máy cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân ngoài vùng quy hoạch nguyên liệu cây gai xanh.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng thời yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung triển khai thực hiện để phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của nhà máy. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã giải đáp cụ thể những thắc mắc, đề xuất của các địa phương tại hội nghị.

Nguồn tin: cổng thông tin huyện.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)