Xem nhiều
Cẩm Thủy – một vùng danh thắng độc đáo ở Thanh Hóa
Cẩm Thủy là huyện trung du miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Tây giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc.Diện tích 425,3 km2, 20 xã, thị trấn với trên 133,500 ngàn người của ba dân tộc anh em Mường, Kinh, Dao cùng chung sống.
Một hôm, người vợ vớt được một quả trứng, đem về nhà cho gà ấp thử, ít lâu sau quả trứng nở ra con rắn, được đem ra thả ở suối Ngọc nhưng cứ đến tối con rắn lại về nhà. Lâu dần rắn sống cùng vợ chồng người nông dân nọ. Từ khi có rắn trong nhà, làng quê mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân trong làng quý mến gọi rắn là “chàng rắn”. Bỗng một hôm sấm chớp nổi lên, sáng ra dân làng thấy xác “chàng rắn” dưới chân núi Trường Sinh bên bờ suối Ngọc, lại được thần linh báo mộng: Chàng rắn chết vì chiến đấu giết loài thủy quái về làm hại dân làng nên được Ngọc Hoàng phong chức Tứ Phủ Long Vương.
Cũng từ đó, từ trong núi Trường Sinh có một đàn cá đông đúc bơi ra, ban ngày quanh quẩn bên suối Ngọc để chầu về đền thờ Tứ Phủ Long Vương, ban đêm bơi vào trong hang núi Trường Sinh. Gần đây nhân dân trong huyện còn phát hiện ra ở mó Đóng, thôn Rùng, xã Cẩm Liên cũng xuất hiện đàn cá như vậy, đông hàng ngàn con bơi ra từ một hang núi và chỉ bơi xa hang núi chừng 500 mét rồi quay trở lại trong hang.
Từ TP Thanh Hóa lên xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy chừng 60 km, chúng ta sẽ gặp một ngọn núi hình con cóc nhô ra sông Mã có tên là Diệu Sơn. Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: “Núi Diệu Sơn cách trung tâm huyện Cẩm Thủy ba dặm, trước núi trông ra sông Mã, trên núi có động, trong động có hai chữ lớn là: “Cẩm Vân”, cửa động có hai chữ lớn: “Diệu Trí” khắc vào đá, nay vẫn còn”.
Màu nhiệm dấu truyền mãi tới nay
Muôn thuở trăng tà thăm động thẳm
Nửa song ghềnh cạn chín vòng xoay
Trong mây chuông vọng xua trần tục
Trước cửa tượng ngồi loang tuyết bay
Đất nước thanh bình vui mở hội
Bút lông bao quát núi sông này”
(Hồng Phi dịch)
Trước khi chia tay với Cẩm Thủy, chúng ta hãy dừng lại trước Cửa Hà, xã Cẩm Phong. Cửa Hà là tên của một cửa động nằm trong dãy núi Gấm trông ra mép sông Mã, nơi đây tạo hóa khéo tạo nên một vùng sông núi nên thơ, sông lồng bóng núi, gió lộng, mây bay in bóng bầu trời muôn hình, ngàn dạng khoáng đạt mà tĩnh lặng, tôn nghiêm mà rộng mở.
Áp vào vách động nơi đây từng có đền thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh (tuy nhiên đền thờ này không may đã bị sập, đang có kế hoạch được xây dựng lại). Kiến trúc đền thờ khi trước nổi bật lên như một nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc đầy ấn tượng, gợi cho ta cảm giác thiền tâm, tĩnh lòng khi cuộc sống luôn biến động. Trên vách đền thờ áp vào mái đá, vào năm Quý Tỵ 1883 thời Nguyễn, có một văn nhân không rõ tên, đã khắc một bài thơ có nội dung:
“Núi cao vời vợi nước trong xanh
Cảnh cũ người nay thật hữu tình
Những tưởng mình chơi vườn bích ngọc
Vung roi vó ngựa chốn mây xanh
Văng vẳng nhạc thiều, âm sáo trúc
Rì rầm suối Ngọc khúc ngân thanh
Du lãm chốn này bao khách quý
Bồng lai tiên giới tại quê mình”.
(Cao Ngọc Lễ dịch)
Sóng rờn sông Mã lượn quanh hàng đồi.
Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi,
Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng.
Đôi bờ xanh nõn ngô đông,
Chè nương lạc bãi, lúa đồng xum xuê.
Áo mầu vui mắt chợ quê,
Ai xa Cẩm Thủy, có về lại lên!
Tin cùng chuyên mục
-
Cẩm Thủy – một vùng danh thắng độc đáo ở Thanh Hóa
07/02/2022 10:24:27 -
Nàng Nga - Hai Mối - Lễ hội mùa xuân người Mường
07/02/2022 09:36:55 -
Chữ Nôm Dao đang từng ngày hồi sinh
07/02/2022 09:31:58 -
Du lịch Cẩm Thủy: Điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách
07/02/2022 09:31:58
Cẩm Thủy – một vùng danh thắng độc đáo ở Thanh Hóa
Cẩm Thủy là huyện trung du miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Tây giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc.Diện tích 425,3 km2, 20 xã, thị trấn với trên 133,500 ngàn người của ba dân tộc anh em Mường, Kinh, Dao cùng chung sống.
Một hôm, người vợ vớt được một quả trứng, đem về nhà cho gà ấp thử, ít lâu sau quả trứng nở ra con rắn, được đem ra thả ở suối Ngọc nhưng cứ đến tối con rắn lại về nhà. Lâu dần rắn sống cùng vợ chồng người nông dân nọ. Từ khi có rắn trong nhà, làng quê mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân trong làng quý mến gọi rắn là “chàng rắn”. Bỗng một hôm sấm chớp nổi lên, sáng ra dân làng thấy xác “chàng rắn” dưới chân núi Trường Sinh bên bờ suối Ngọc, lại được thần linh báo mộng: Chàng rắn chết vì chiến đấu giết loài thủy quái về làm hại dân làng nên được Ngọc Hoàng phong chức Tứ Phủ Long Vương.
Cũng từ đó, từ trong núi Trường Sinh có một đàn cá đông đúc bơi ra, ban ngày quanh quẩn bên suối Ngọc để chầu về đền thờ Tứ Phủ Long Vương, ban đêm bơi vào trong hang núi Trường Sinh. Gần đây nhân dân trong huyện còn phát hiện ra ở mó Đóng, thôn Rùng, xã Cẩm Liên cũng xuất hiện đàn cá như vậy, đông hàng ngàn con bơi ra từ một hang núi và chỉ bơi xa hang núi chừng 500 mét rồi quay trở lại trong hang.
Từ TP Thanh Hóa lên xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy chừng 60 km, chúng ta sẽ gặp một ngọn núi hình con cóc nhô ra sông Mã có tên là Diệu Sơn. Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: “Núi Diệu Sơn cách trung tâm huyện Cẩm Thủy ba dặm, trước núi trông ra sông Mã, trên núi có động, trong động có hai chữ lớn là: “Cẩm Vân”, cửa động có hai chữ lớn: “Diệu Trí” khắc vào đá, nay vẫn còn”.
Màu nhiệm dấu truyền mãi tới nay
Muôn thuở trăng tà thăm động thẳm
Nửa song ghềnh cạn chín vòng xoay
Trong mây chuông vọng xua trần tục
Trước cửa tượng ngồi loang tuyết bay
Đất nước thanh bình vui mở hội
Bút lông bao quát núi sông này”
(Hồng Phi dịch)
Trước khi chia tay với Cẩm Thủy, chúng ta hãy dừng lại trước Cửa Hà, xã Cẩm Phong. Cửa Hà là tên của một cửa động nằm trong dãy núi Gấm trông ra mép sông Mã, nơi đây tạo hóa khéo tạo nên một vùng sông núi nên thơ, sông lồng bóng núi, gió lộng, mây bay in bóng bầu trời muôn hình, ngàn dạng khoáng đạt mà tĩnh lặng, tôn nghiêm mà rộng mở.
Áp vào vách động nơi đây từng có đền thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh (tuy nhiên đền thờ này không may đã bị sập, đang có kế hoạch được xây dựng lại). Kiến trúc đền thờ khi trước nổi bật lên như một nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc đầy ấn tượng, gợi cho ta cảm giác thiền tâm, tĩnh lòng khi cuộc sống luôn biến động. Trên vách đền thờ áp vào mái đá, vào năm Quý Tỵ 1883 thời Nguyễn, có một văn nhân không rõ tên, đã khắc một bài thơ có nội dung:
“Núi cao vời vợi nước trong xanh
Cảnh cũ người nay thật hữu tình
Những tưởng mình chơi vườn bích ngọc
Vung roi vó ngựa chốn mây xanh
Văng vẳng nhạc thiều, âm sáo trúc
Rì rầm suối Ngọc khúc ngân thanh
Du lãm chốn này bao khách quý
Bồng lai tiên giới tại quê mình”.
(Cao Ngọc Lễ dịch)
Sóng rờn sông Mã lượn quanh hàng đồi.
Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi,
Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng.
Đôi bờ xanh nõn ngô đông,
Chè nương lạc bãi, lúa đồng xum xuê.
Áo mầu vui mắt chợ quê,
Ai xa Cẩm Thủy, có về lại lên!