Xem nhiều
Chữ Nôm Dao đang từng ngày hồi sinh
Dân tộc Dao ở tỉnh ta có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Sự phát triển của cơ chế thị trường khiến tiếng nói và chữ viết của dân tộc Dao đang có nguy cơ thất truyền. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có người Dao sinh sống đã có những giải pháp hữu hiệu đưa chữ Nôm Dao hồi sinh trong đồng bào người Dao xứ Thanh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dân tộc Dao có truyền thống lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Trong quá trình phát triển, văn hóa dân tộc Dao đã hình thành và phát triển hệ thống chữ viết của riêng mình. Người Dao dùng chữ Hán để ghi chép những vấn đề liên quan đến cuộc sống nhưng chữ Hán được đồng bào đọc theo âm ngữ riêng và dần đã trở thành chữ viết của dân tộc Dao. Nhờ có chữ viết nên đến nay, người Dao còn lưu giữ được nhiều thông tin về nguồn gốc tổ tiên, dòng họ, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán tộc người, lễ tết...
Từ năm 2017 đến nay, hội đã phối hợp với các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát mở 18 lớp học chữ Nôm Dao với 650 học viên. Từ những lớp học này, chữ Nôm Dao ở Thanh Hóa đang từng ngày được hồi sinh trong cộng đồng người Dao. Từ đó, những tri thức, bản sắc giá trị văn hóa của cha ông sẽ được bảo tồn và ngày càng phát huy.
Thời gian qua, bằng sự nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền, việc bảo tồn và phát huy chữ viết Nôm Dao ở huyện Cẩm Thủy đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận. Từ năm 2015, huyện Cẩm Thủy đã có chủ trương huy động những người hiểu biết chữ Dao, người có uy tín mở lớp dạy chữ. Đến nay, huyện Cẩm Thủy đã mở được 8 lớp học chữ Nôm Dao; lớp học đầu tiên tại thôn Sơn Lập, xã Cẩm Châu, giáo viên đứng lớp là những nghệ nhân, người có uy tín, tâm huyết, hiểu biết trong đồng bào các dân tộc Dao. Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao đã xuất hiện những cá nhân điển hình tiên phong đi đầu trong việc gìn giữ vốn văn hóa truyền thống như ông Phùng Thanh Khang, trưởng thôn Phú Sơn, xã Cẩm Châu. Cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất Phú Sơn, ông am hiểu sâu rộng các tri thức về phong tục, tập quán, các tri thức về canh tác nông nghiệp (mở mương dẫn nước, đào ruộng). Với tinh thần đó, từ bé ông đã được bố mẹ động viên, tạo điều kiện cho học chữ Nôm Dao và các phong tục tập quán của người Dao, trước phục vụ cho gia đình, làng xóm sau là truyền dạy cho con cháu. Với sự nỗ lực hết mình, ông đã đưa ra nhiều hình thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, đặc biệt là việc truyền dạy chữ Nôm Dao.
Tại thôn Sơn Lập, xã Cẩm Châu có 160 hộ là đồng bào dân tộc Dao nhưng trước đây số người biết đọc, biết viết chữ Dao rất ít, nhất là lớp trẻ. Từ khi có lớp học chữ Nôm Dao, nhiều học viên đã đăng ký tham gia mong học được cái chữ truyền dạy lại cho thế hệ sau.
Ông Phạm Hải Lăng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Châu cho biết: Những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương phong trào học chữ Nôm Dao trong cộng đồng người Dao ở Cẩm Châu có bước phát triển mạnh mẽ. Việc mở lớp, không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa người Dao mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, gìn giữ nếp sống, phong tục tập quán đẹp của dân tộc mình. Với giá trị to lớn như vậy, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện có thể để người DTTS nói chung và người dân tộc Dao nói riêng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Chữ Nôm Dao là một di sản văn hóa quý báu gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao. Vì vậy, chính quyền, các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ thỏa đáng để việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn sách cổ, dạy chữ của người Dao đạt hiệu quả cao, làm cơ sở cho việc lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Cẩm Thủy – một vùng danh thắng độc đáo ở Thanh Hóa
07/02/2022 10:24:27 -
Nàng Nga - Hai Mối - Lễ hội mùa xuân người Mường
07/02/2022 09:36:55 -
Chữ Nôm Dao đang từng ngày hồi sinh
07/02/2022 09:31:58 -
Du lịch Cẩm Thủy: Điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách
07/02/2022 09:31:58
Chữ Nôm Dao đang từng ngày hồi sinh
Dân tộc Dao ở tỉnh ta có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Sự phát triển của cơ chế thị trường khiến tiếng nói và chữ viết của dân tộc Dao đang có nguy cơ thất truyền. Trong thời gian qua, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có người Dao sinh sống đã có những giải pháp hữu hiệu đưa chữ Nôm Dao hồi sinh trong đồng bào người Dao xứ Thanh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dân tộc Dao có truyền thống lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Trong quá trình phát triển, văn hóa dân tộc Dao đã hình thành và phát triển hệ thống chữ viết của riêng mình. Người Dao dùng chữ Hán để ghi chép những vấn đề liên quan đến cuộc sống nhưng chữ Hán được đồng bào đọc theo âm ngữ riêng và dần đã trở thành chữ viết của dân tộc Dao. Nhờ có chữ viết nên đến nay, người Dao còn lưu giữ được nhiều thông tin về nguồn gốc tổ tiên, dòng họ, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán tộc người, lễ tết...
Từ năm 2017 đến nay, hội đã phối hợp với các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát mở 18 lớp học chữ Nôm Dao với 650 học viên. Từ những lớp học này, chữ Nôm Dao ở Thanh Hóa đang từng ngày được hồi sinh trong cộng đồng người Dao. Từ đó, những tri thức, bản sắc giá trị văn hóa của cha ông sẽ được bảo tồn và ngày càng phát huy.
Thời gian qua, bằng sự nỗ lực của cấp ủy đảng, chính quyền, việc bảo tồn và phát huy chữ viết Nôm Dao ở huyện Cẩm Thủy đã đạt những kết quả rất đáng ghi nhận. Từ năm 2015, huyện Cẩm Thủy đã có chủ trương huy động những người hiểu biết chữ Dao, người có uy tín mở lớp dạy chữ. Đến nay, huyện Cẩm Thủy đã mở được 8 lớp học chữ Nôm Dao; lớp học đầu tiên tại thôn Sơn Lập, xã Cẩm Châu, giáo viên đứng lớp là những nghệ nhân, người có uy tín, tâm huyết, hiểu biết trong đồng bào các dân tộc Dao. Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao đã xuất hiện những cá nhân điển hình tiên phong đi đầu trong việc gìn giữ vốn văn hóa truyền thống như ông Phùng Thanh Khang, trưởng thôn Phú Sơn, xã Cẩm Châu. Cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất Phú Sơn, ông am hiểu sâu rộng các tri thức về phong tục, tập quán, các tri thức về canh tác nông nghiệp (mở mương dẫn nước, đào ruộng). Với tinh thần đó, từ bé ông đã được bố mẹ động viên, tạo điều kiện cho học chữ Nôm Dao và các phong tục tập quán của người Dao, trước phục vụ cho gia đình, làng xóm sau là truyền dạy cho con cháu. Với sự nỗ lực hết mình, ông đã đưa ra nhiều hình thức giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, đặc biệt là việc truyền dạy chữ Nôm Dao.
Tại thôn Sơn Lập, xã Cẩm Châu có 160 hộ là đồng bào dân tộc Dao nhưng trước đây số người biết đọc, biết viết chữ Dao rất ít, nhất là lớp trẻ. Từ khi có lớp học chữ Nôm Dao, nhiều học viên đã đăng ký tham gia mong học được cái chữ truyền dạy lại cho thế hệ sau.
Ông Phạm Hải Lăng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Châu cho biết: Những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương phong trào học chữ Nôm Dao trong cộng đồng người Dao ở Cẩm Châu có bước phát triển mạnh mẽ. Việc mở lớp, không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa người Dao mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, gìn giữ nếp sống, phong tục tập quán đẹp của dân tộc mình. Với giá trị to lớn như vậy, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện có thể để người DTTS nói chung và người dân tộc Dao nói riêng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Chữ Nôm Dao là một di sản văn hóa quý báu gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Dao. Vì vậy, chính quyền, các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ thỏa đáng để việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn sách cổ, dạy chữ của người Dao đạt hiệu quả cao, làm cơ sở cho việc lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa xứ Thanh.