Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
193033

Nàng Nga - Hai Mối - Lễ hội mùa xuân người Mường

Ngày 07/02/2022 09:36:55

Cư trú khắp các vùng núi thấp phía Tây của xứ Thanh, người Mường là tộc người đông đúc và đến định cư lâu đời nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xứ Thanh. Dân tộc Mường có người Mường trong là cư dân bản địa và người Mường ngoài di cư từ Hòa Bình đến. Cùng với nết lao động cần cù để xây dựng cuộc sống gia đình và làng bản, người Mường đã tạo nên một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Nhiều nét văn hóa của người Mường đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc như sử thi đẻ đất đẻ nước, lễ hội Pồn Pôông..., trong đó lễ hội Nàng Nga - Hai Mối, một lễ hội vô cùng đặc sắc, hội tụ gần như đầy đủ và nguyên vẹn các giá trị văn hóa cổ truyền của người Mường xứ Thanh. Lễ hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với huyện Cẩm Thủy tổ chức vào những ngày đầu đông.

nang nga.jpg
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Mường, lễ hội Nàng Nga - Hai Mối xuất hiện khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, gắn với một câu chuyện tình có thật mà đẹp như huyền thoại của một đôi trai tài gái sắc của dân tộc Mường. Chợ Quan Hoàng là nơi hai người gặp gỡ và nảy nở duyên tình. Câu chuyện ấy đã trở thành trường ca bất hủ của người Mường sau này.

Chợ Quan Hoàng trước thuộc xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Thủy, nay thuộc các xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) và Cẩm Vân (Cẩm Thủy). Vùng đất ven sông Mã này là dưới bến, đi ngược về xuôi, ra cả đất Kinh kỳ, Kẻ Chợ, hội tụ đủ không chỉ sản vật trên rừng, dưới biển mà hội tụ cả các sắc màu văn hóa của khắp mọi vùng miền (kể cả miền thượng Lào) tụ hợp về đây khoe sắc. Chợ Quan Hoàng gợi nhớ như một kỷ niệm đẹp, xao xuyến lòng người, nơi Nàng Nga mở hội kén chồng và đã gặp Hai Mối, đôi trai tài, gái sắc đã bén duyên nhau, thủy chung, đến chết vẫn không rời... mãi là bản tình ca đẹp và lưu lại mãi trong tình cảm bao thế hệ.

Lễ hội Nàng Nga - Hai Mối được tổ chức phục dựng, lấy chất liệu từ truyện thơ về mối tình Nàng Nga - Hai Mối của người Mường. Lễ hội được tổ chức trong không gian của chợ Quan Hoàng xưa. Tục truyền rằng vào những ngày đầu xuân khi con chim Ó trắng chao lượn trên bầu trời trong xanh, khi hoa bông trăng nở rộ thì trai mường trên, gái bản dưới rộn rã bước chân về chợ Quan Hoàng để tưng bừng mở hội. Không khí chuẩn bị cho lễ hội lan tỏa khắp các bản Mường trên, Mường dưới. Những người phụ nữ Mường đã phải thêu, dệt liên tục những vuông vải thổ cẩm trong nhiều ngày để chuẩn bị mang đến lễ hội. Từng vuông vải, từng chiếc khăn thêu với hoa văn phong phú và sắc màu rực rỡ thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự khéo léo của người phụ nữ Mường được đưa đến chợ Quan Hoàng trong niềm hân hoan, háo hức.

Khi màn sương sớm giăng khắp bản làng thì từ các ngả đường, người Mường đã xúng xính váy áo để đi trẩy hội. Người ta mang đến cả những công cụ nông nghiệp đơn sơ như cày bừa đến chợ để bày bán. Trời sáng rõ, mặt trời ló rạng cũng là lúc chợ Quan Hoàng đã nhộn nhịp người. Những của ngon vật lạ, cây trái trong vườn hay sản vật như mật ong rừng, mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, măng đắng, hay tấm phá, vuông khăn thổ cẩm, chiếc cạp váy dệt hoa văn tinh xảo đều được mang ra bầy bán. Việc bán hàng tại chợ mường lễ hội chỉ là việc phụ, làm cho vui và cũng là dịp để khoe những thứ mình làm ra nên không khí mua bán rất thoải mái. Đối với những khách từ xa đến, bà con sẵn sàng biếu hoặc cho các sản vật để thể hiện lòng hiếu khách cũng như cầu mong may mắn đến cho gia đình mình.

Cây bông hoa là linh hồn của lễ hội Nàng Nga - Hai Mối được dựng lên, đó là biểu tượng của văn hóa Mường. Cây bông hoa nở rộ vào mùa xuân như là một điềm lành báo hiệu một mùa no ấm, yên bình cho bản Mường. Cây bông cũng là một đạo cụ dùng để biểu diễn điệu múa tung khăn, thể hiện tín ngưỡng tâm linh trong lễ hội Pồn Pôông của người Mường. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất trong sắc màu lễ hội vùng cao này chính là sự hiện diện của dàn cồng chiêng phường Bùa. Phường Bùa đi một vòng quanh chợ Quan Hoàng, ông Trùm hát lên những lời ca ngợi truyện tình Nàng Nga và Hai Mối, từ đó nhắc nhớ cho những bậc làm cha làm mẹ, những chàng trai, cô gái đừng tham nhà quan lang lắm trâu, nhiều vàng, nhiều bạc mà ép gả, ép bán con gái quý, gái thương, cho những người mà con mình không yêu, để rồi đẩy con cái đến bi kịch.

Đối với người Mường, đánh cồng chiêng là một sinh hoạt văn hóa có tính nhân văn sâu sắc, là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hơn bất cứ loại nhạc cụ nào, cồng chiêng có đủ sức để hòa nhập vào không gian hùng vĩ của núi rừng. Trong âm vang của gió ngàn và thác chảy, chỉ có tiếng cồng chiêng mới có thể vượt lên và vang xa để truyền đến cho mọi người những thông tin cần thiết trong cuộc sống đời thường. Cồng chiêng sắc bùa tồn tại trong đời sống tinh thần của người Mường với tính cố kết cộng đồng vô cùng bền chặt và trường tồn với thời gian. Âm nhạc cồng chiêng sắc bùa đã thấm đẫm vào tâm hồn người Mường.

Trong không gian nhộn nhịp, náo nức của chợ Quan Hoàng xưa, các nghệ nhân và diễn viên đã tái hiện lại cuộc gặp gỡ, trao duyên của Nàng Nga - Hai Mối. Những bài xường giao duyên da diết, trữ tình đưa chúng tôi trôi về miền đất Mường xưa với phiên chợ Quan Hoàng đông vui tấp nập kẻ mua người bán. Phiên chợ mùa xuân này cũng là nơi mà Nàng Nga - người con gái đẹp người, đẹp nết đã gặp Hai Mối - chàng trai con cun Mường Trắng tài giỏi, khôi ngô tuấn tú. Chàng trai đất Mường mạnh dạn làm quen ướm hỏi, rồi khi trai tài, gái sắc đã phải lòng nhau, họ trao tình hẹn ước nên duyên chồng vợ.

Nhưng éo le thay, cha mẹ Nàng Nga ép gả nàng cho Vua Ai Ước - vua nước thượng Lào. Chàng Hai Mối về quê đợi Nàng Nga trong nỗi buồn tuyệt vọng. Chàng trở lại nương dâu cạnh nhà ông cun Đủ Già rồi trút hơi thở cuối. Nàng Nga sau khi biết chuyện đau lòng, từ Thượng Lào xa xôi đã trở về lo tang ma chu đáo cho Hai Mối, trở lại gác tía lầu son - vương quốc của Vua Ai Ước rồi gieo mình xuống cầu thang theo cùng Hai Mối về với mường ma. Sau khi chết, quan tài Nàng Nga theo dòng sông trôi về quê cũ, được dân Mường đón đợi và đem chôn cạnh mộ chàng Hai Mối để muôn đời đôi trai tài, gái sắc mãi được bên nhau trọn đời. Mối tình chung thủy ấy sau này đã được viết thành câu chuyện thơ, một thiên tình sử của dân tộc Mường xứ Thanh, truyền tụng qua nhiều thế kỷ sau này.

Màn kịch tái hiện chuyện tình Nàng Nga và chàng Hai Mối kết thúc thì cũng là lúc cung điệu và khúc thức của các nhạc cụ tộc Mường ngân lên rộn rã. Các chàng trai, cô gái Mường bị cuốn hút vào trò chơi tung còn. Tung còn là trò chơi dân gian mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong giao hòa âm - dương, mùa màng tươi tốt. Bởi vậy, đây là phần hấp dẫn nhất đối với trai gái các Mường. Trước khi bước vào trò chơi, các trai bản đã ngầm chọn cho mình một người bạn đã định sẵn từ trước để cùng chơi. Quả cầu với màu sắc rực rỡ được tung từ tay các chàng trai sang phía các cô gái, nếu cô gái bắt được quả cầu nghĩa là ước muốn của chàng trai về hạnh phúc lứa đôi đã được trọn vẹn. Bức tranh xuân muôn sắc mở ra với tình yêu tràn đầy, các điệu hát xường giao duyên hòa cùng âm thanh rộn rã của tiếng cồng chiêng, của nhịp nhảy sạp cùng với vũ điệu tung khăn xung quanh cây bông hoa khiến cho không gian lễ hội như phủ một lớp có men, dính kết trai gái với nhau, các hoạt động trao gửi tâm tình diễn ra ấm áp.

Lễ hội Nàng Nga – Hai Mối - lễ hội mùa xuân chứa đựng một kho tàng văn hóa, với những âm thanh sắc màu phong phú và độc đáo. Chúng tôi hy vọng những giá trị văn hóa của người Mường được tôn vinh hôm nay sẽ tiếp tục được bồi đắp và bảo tồn bền vững ở những bản làng xinh đẹp vùng cao xứ Thanh này.

Nguồn Tin Báo Thanh Hóa.

Nàng Nga - Hai Mối - Lễ hội mùa xuân người Mường

Đăng lúc: 07/02/2022 09:36:55 (GMT+7)

Cư trú khắp các vùng núi thấp phía Tây của xứ Thanh, người Mường là tộc người đông đúc và đến định cư lâu đời nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xứ Thanh. Dân tộc Mường có người Mường trong là cư dân bản địa và người Mường ngoài di cư từ Hòa Bình đến. Cùng với nết lao động cần cù để xây dựng cuộc sống gia đình và làng bản, người Mường đã tạo nên một kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Nhiều nét văn hóa của người Mường đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc như sử thi đẻ đất đẻ nước, lễ hội Pồn Pôông..., trong đó lễ hội Nàng Nga - Hai Mối, một lễ hội vô cùng đặc sắc, hội tụ gần như đầy đủ và nguyên vẹn các giá trị văn hóa cổ truyền của người Mường xứ Thanh. Lễ hội do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với huyện Cẩm Thủy tổ chức vào những ngày đầu đông.

nang nga.jpg
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Mường, lễ hội Nàng Nga - Hai Mối xuất hiện khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, gắn với một câu chuyện tình có thật mà đẹp như huyền thoại của một đôi trai tài gái sắc của dân tộc Mường. Chợ Quan Hoàng là nơi hai người gặp gỡ và nảy nở duyên tình. Câu chuyện ấy đã trở thành trường ca bất hủ của người Mường sau này.

Chợ Quan Hoàng trước thuộc xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Thủy, nay thuộc các xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) và Cẩm Vân (Cẩm Thủy). Vùng đất ven sông Mã này là dưới bến, đi ngược về xuôi, ra cả đất Kinh kỳ, Kẻ Chợ, hội tụ đủ không chỉ sản vật trên rừng, dưới biển mà hội tụ cả các sắc màu văn hóa của khắp mọi vùng miền (kể cả miền thượng Lào) tụ hợp về đây khoe sắc. Chợ Quan Hoàng gợi nhớ như một kỷ niệm đẹp, xao xuyến lòng người, nơi Nàng Nga mở hội kén chồng và đã gặp Hai Mối, đôi trai tài, gái sắc đã bén duyên nhau, thủy chung, đến chết vẫn không rời... mãi là bản tình ca đẹp và lưu lại mãi trong tình cảm bao thế hệ.

Lễ hội Nàng Nga - Hai Mối được tổ chức phục dựng, lấy chất liệu từ truyện thơ về mối tình Nàng Nga - Hai Mối của người Mường. Lễ hội được tổ chức trong không gian của chợ Quan Hoàng xưa. Tục truyền rằng vào những ngày đầu xuân khi con chim Ó trắng chao lượn trên bầu trời trong xanh, khi hoa bông trăng nở rộ thì trai mường trên, gái bản dưới rộn rã bước chân về chợ Quan Hoàng để tưng bừng mở hội. Không khí chuẩn bị cho lễ hội lan tỏa khắp các bản Mường trên, Mường dưới. Những người phụ nữ Mường đã phải thêu, dệt liên tục những vuông vải thổ cẩm trong nhiều ngày để chuẩn bị mang đến lễ hội. Từng vuông vải, từng chiếc khăn thêu với hoa văn phong phú và sắc màu rực rỡ thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự khéo léo của người phụ nữ Mường được đưa đến chợ Quan Hoàng trong niềm hân hoan, háo hức.

Khi màn sương sớm giăng khắp bản làng thì từ các ngả đường, người Mường đã xúng xính váy áo để đi trẩy hội. Người ta mang đến cả những công cụ nông nghiệp đơn sơ như cày bừa đến chợ để bày bán. Trời sáng rõ, mặt trời ló rạng cũng là lúc chợ Quan Hoàng đã nhộn nhịp người. Những của ngon vật lạ, cây trái trong vườn hay sản vật như mật ong rừng, mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, măng đắng, hay tấm phá, vuông khăn thổ cẩm, chiếc cạp váy dệt hoa văn tinh xảo đều được mang ra bầy bán. Việc bán hàng tại chợ mường lễ hội chỉ là việc phụ, làm cho vui và cũng là dịp để khoe những thứ mình làm ra nên không khí mua bán rất thoải mái. Đối với những khách từ xa đến, bà con sẵn sàng biếu hoặc cho các sản vật để thể hiện lòng hiếu khách cũng như cầu mong may mắn đến cho gia đình mình.

Cây bông hoa là linh hồn của lễ hội Nàng Nga - Hai Mối được dựng lên, đó là biểu tượng của văn hóa Mường. Cây bông hoa nở rộ vào mùa xuân như là một điềm lành báo hiệu một mùa no ấm, yên bình cho bản Mường. Cây bông cũng là một đạo cụ dùng để biểu diễn điệu múa tung khăn, thể hiện tín ngưỡng tâm linh trong lễ hội Pồn Pôông của người Mường. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất trong sắc màu lễ hội vùng cao này chính là sự hiện diện của dàn cồng chiêng phường Bùa. Phường Bùa đi một vòng quanh chợ Quan Hoàng, ông Trùm hát lên những lời ca ngợi truyện tình Nàng Nga và Hai Mối, từ đó nhắc nhớ cho những bậc làm cha làm mẹ, những chàng trai, cô gái đừng tham nhà quan lang lắm trâu, nhiều vàng, nhiều bạc mà ép gả, ép bán con gái quý, gái thương, cho những người mà con mình không yêu, để rồi đẩy con cái đến bi kịch.

Đối với người Mường, đánh cồng chiêng là một sinh hoạt văn hóa có tính nhân văn sâu sắc, là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Hơn bất cứ loại nhạc cụ nào, cồng chiêng có đủ sức để hòa nhập vào không gian hùng vĩ của núi rừng. Trong âm vang của gió ngàn và thác chảy, chỉ có tiếng cồng chiêng mới có thể vượt lên và vang xa để truyền đến cho mọi người những thông tin cần thiết trong cuộc sống đời thường. Cồng chiêng sắc bùa tồn tại trong đời sống tinh thần của người Mường với tính cố kết cộng đồng vô cùng bền chặt và trường tồn với thời gian. Âm nhạc cồng chiêng sắc bùa đã thấm đẫm vào tâm hồn người Mường.

Trong không gian nhộn nhịp, náo nức của chợ Quan Hoàng xưa, các nghệ nhân và diễn viên đã tái hiện lại cuộc gặp gỡ, trao duyên của Nàng Nga - Hai Mối. Những bài xường giao duyên da diết, trữ tình đưa chúng tôi trôi về miền đất Mường xưa với phiên chợ Quan Hoàng đông vui tấp nập kẻ mua người bán. Phiên chợ mùa xuân này cũng là nơi mà Nàng Nga - người con gái đẹp người, đẹp nết đã gặp Hai Mối - chàng trai con cun Mường Trắng tài giỏi, khôi ngô tuấn tú. Chàng trai đất Mường mạnh dạn làm quen ướm hỏi, rồi khi trai tài, gái sắc đã phải lòng nhau, họ trao tình hẹn ước nên duyên chồng vợ.

Nhưng éo le thay, cha mẹ Nàng Nga ép gả nàng cho Vua Ai Ước - vua nước thượng Lào. Chàng Hai Mối về quê đợi Nàng Nga trong nỗi buồn tuyệt vọng. Chàng trở lại nương dâu cạnh nhà ông cun Đủ Già rồi trút hơi thở cuối. Nàng Nga sau khi biết chuyện đau lòng, từ Thượng Lào xa xôi đã trở về lo tang ma chu đáo cho Hai Mối, trở lại gác tía lầu son - vương quốc của Vua Ai Ước rồi gieo mình xuống cầu thang theo cùng Hai Mối về với mường ma. Sau khi chết, quan tài Nàng Nga theo dòng sông trôi về quê cũ, được dân Mường đón đợi và đem chôn cạnh mộ chàng Hai Mối để muôn đời đôi trai tài, gái sắc mãi được bên nhau trọn đời. Mối tình chung thủy ấy sau này đã được viết thành câu chuyện thơ, một thiên tình sử của dân tộc Mường xứ Thanh, truyền tụng qua nhiều thế kỷ sau này.

Màn kịch tái hiện chuyện tình Nàng Nga và chàng Hai Mối kết thúc thì cũng là lúc cung điệu và khúc thức của các nhạc cụ tộc Mường ngân lên rộn rã. Các chàng trai, cô gái Mường bị cuốn hút vào trò chơi tung còn. Tung còn là trò chơi dân gian mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong giao hòa âm - dương, mùa màng tươi tốt. Bởi vậy, đây là phần hấp dẫn nhất đối với trai gái các Mường. Trước khi bước vào trò chơi, các trai bản đã ngầm chọn cho mình một người bạn đã định sẵn từ trước để cùng chơi. Quả cầu với màu sắc rực rỡ được tung từ tay các chàng trai sang phía các cô gái, nếu cô gái bắt được quả cầu nghĩa là ước muốn của chàng trai về hạnh phúc lứa đôi đã được trọn vẹn. Bức tranh xuân muôn sắc mở ra với tình yêu tràn đầy, các điệu hát xường giao duyên hòa cùng âm thanh rộn rã của tiếng cồng chiêng, của nhịp nhảy sạp cùng với vũ điệu tung khăn xung quanh cây bông hoa khiến cho không gian lễ hội như phủ một lớp có men, dính kết trai gái với nhau, các hoạt động trao gửi tâm tình diễn ra ấm áp.

Lễ hội Nàng Nga – Hai Mối - lễ hội mùa xuân chứa đựng một kho tàng văn hóa, với những âm thanh sắc màu phong phú và độc đáo. Chúng tôi hy vọng những giá trị văn hóa của người Mường được tôn vinh hôm nay sẽ tiếp tục được bồi đắp và bảo tồn bền vững ở những bản làng xinh đẹp vùng cao xứ Thanh này.

Nguồn Tin Báo Thanh Hóa.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)