Du lịch Cẩm Thủy: Điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du kháchNgày 07/02/2022 09:31:58 Cẩm Thủy là huyện miền núi nằm cách thành phố Thanh Hóa 75 km về phía Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 145 km về phía Nam. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn, dân số là 104.720 người, gồm ba dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng chung sống dọc theo hai bên bờ sông Mã.Động Cửa Hà, Cẩm Thủy Cẩm Thủy có hệ thống giao thông đường bộ, đường sông khá thuận tiện cho phát triển KT-XH cũng như phát triển du lịch và giao lưu văn hóa, bao gồm 18 km đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện (theo hướng Bắc – Nam) giao cắt với quốc lộ 217 chạy qua huyện 40 km (theo hướng Đông – Tây), đồng thời vượt qua sông Mã tại trung tâm huyện. Cẩm Thủy là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, là vùng đất có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Động Cửa Hà (Cẩm Phong); Chùa Chặng (Cẩm Sơn); Chùa Rồng (Cẩm Thạch); Chùa Mầu (Cẩm Vân); Chùa Vọng (Cẩm Giang); Chùa Mổng (Cẩm Tú) và đặc biệt là suối cá Thần nằm trong khu danh lam – thắng cảnh, du lịch xã Cẩm Lương. Cẩm Thủy được thừa hưởng hệ thống núi đá bao quanh nên có địa hình và hệ sinh thái khá đa dạng, cộng với những hang động nằm trong lòng những dãy núi đá vôi, tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt, suối nước từ trong lòng núi Trường Sinh chảy ra quanh năm đầy ắp cá, đây chính là tài nguyên đặc biệt, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Cẩm Thủy còn được biết đến là một vùng đất cổ của dân tộc Mường, với một số nghề truyền thống đặc trưng văn hóa của người Mường, các trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian truyền thống gắn với truyền thuyết dựng bản, lập Mường. Đây là nơi hội tụ nhiều tinh hoa, điểm cộng hưởng giữa hai nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên độc đáo, tạo ra tiền đề thuận lợi, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Vượt lên tất cả mọi khó khăn hạn chế về nhiều mặt, Đảng bộ, Chính quyền huyện Cẩm Thủy đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, từng bước khắc phục những trở ngại trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Riêng về phát triển du lịch, từ năm 2005 đến nay, thực hiện định hướng phát triển du lịch của tỉnh cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, sự nỗ lực của các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn, hoạt động du lịch của huyện từng bước phát triển. Doanh thu từ du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước (từ năm 2005 – 2015, doanh thu tăng 700%). Khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Cẩm Thủy ngày càng tăng, khách đi theo đoàn ngày càng nhiều, chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Suối Cá Thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡngTừ khi thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần tăng thu ngân sách địa phương cũng như tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong huyện, nhất là khu trung tâm và dọc các tuyến đường du lịch. Xác định được tiềm năng và vai trò của việc phát triển dịch vụ du lịch trong thời kỳ mới, nhằm thúc đẩy KT-XH của huyện ngày càng phát triển, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030 bằng những giải pháp thiết thực. Với mong muốn du lịch Cẩm Thủy trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện giai đoạn 2016 – 2020, Cẩm Thủy đang phấn đấu trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh từ năm 2020 – 2030. Trong đó, đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa và danh thắng với sản phẩm chủ yếu là du lịch cộng đồng; Nhanh chóng khai thác các thế mạnh với các giá trị di sản văn hóa dân tộc đặc trưng, để phát triển du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh thành sản phẩm du lịch mũi nhọn, đồng thời gắn với phát triển du lịch cộng đồng; Xây dựng hình ảnh đậm nét về du lịch Cẩm Thủy trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Huyện cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp với Luật du lịch và chương trình du lịch của tỉnh; Hình thành tuyến du lịch khép kín trong huyện: Cửa Hà – Suối Cá (Cẩm Lương) - làng Dùng (Cẩm Liên) – Chùa Mầu – Chùa Chặng – Chùa Mỏng – Chùa Vọng – Chùa Rồng gắn với tuyến du lịch của tỉnh: Sầm Sơn – Thành nhà Hồ - Suối Cá – Lam Kinh; Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, mở rộng khu du lịch suối cá Cẩm Lương; Chú trọng đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ du lịch tại khu du lịch suối cá Cẩm Lương như: hệ thống đường nội bộ, khu tiếp khách, khu nhà sàn truyền thống, nhà trưng bày các sản phẩm phục vụ du lịch, chợ Mường, vườn thủy tộc, bãi đỗ xe, khuôn viên cây xanh, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện nước... Đồng thời, kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh du lịch tại khu du lịch trọng điểm – suối cá Cẩm Lương; Đầu tư các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo hướng đảm bảo tiện nghi nhưng vẫn mang phong cách truyền thống dân tộc Mường; Tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nhằm thu hút đầu tư dịch vụ du lịch tại Khu du lịch suối cá Cẩm Lương. Ngoài lựa chọn loại hình du lịch có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao, Huyện ưu tiên tập trung đầu tư, quảng bá nhằm xây dựng thành thương hiệu của du lịch Cẩm Thủy gồm: Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh và triển khai thực hiện các đề án, dự án tôn tạo, khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch, xác định thị trường khách du lịch chính đến với Cẩm Thủy trước mắt và lâu dài, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường trọng điểm. Tiềm năng to lớn về du lịch của Cẩm Thủy đang được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đồng thuận chung tay, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng, bằng những sức mạnh nội sinh của ý chí và niềm tin, với những giải pháp hiệu quả, khoa học thiết thực, chắc chắn rằng du lịch Cẩm Thủy sẽ cất cánh trong tương lai gần, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của huyện, là điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách muôn phương.
Đăng lúc: 07/02/2022 09:31:58 (GMT+7) Cẩm Thủy là huyện miền núi nằm cách thành phố Thanh Hóa 75 km về phía Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 145 km về phía Nam. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn, dân số là 104.720 người, gồm ba dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng chung sống dọc theo hai bên bờ sông Mã.
Động Cửa Hà, Cẩm Thủy Cẩm Thủy có hệ thống giao thông đường bộ, đường sông khá thuận tiện cho phát triển KT-XH cũng như phát triển du lịch và giao lưu văn hóa, bao gồm 18 km đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện (theo hướng Bắc – Nam) giao cắt với quốc lộ 217 chạy qua huyện 40 km (theo hướng Đông – Tây), đồng thời vượt qua sông Mã tại trung tâm huyện. Cẩm Thủy là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, là vùng đất có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Động Cửa Hà (Cẩm Phong); Chùa Chặng (Cẩm Sơn); Chùa Rồng (Cẩm Thạch); Chùa Mầu (Cẩm Vân); Chùa Vọng (Cẩm Giang); Chùa Mổng (Cẩm Tú) và đặc biệt là suối cá Thần nằm trong khu danh lam – thắng cảnh, du lịch xã Cẩm Lương. Cẩm Thủy được thừa hưởng hệ thống núi đá bao quanh nên có địa hình và hệ sinh thái khá đa dạng, cộng với những hang động nằm trong lòng những dãy núi đá vôi, tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt, suối nước từ trong lòng núi Trường Sinh chảy ra quanh năm đầy ắp cá, đây chính là tài nguyên đặc biệt, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Cẩm Thủy còn được biết đến là một vùng đất cổ của dân tộc Mường, với một số nghề truyền thống đặc trưng văn hóa của người Mường, các trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian truyền thống gắn với truyền thuyết dựng bản, lập Mường. Đây là nơi hội tụ nhiều tinh hoa, điểm cộng hưởng giữa hai nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên độc đáo, tạo ra tiền đề thuận lợi, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Vượt lên tất cả mọi khó khăn hạn chế về nhiều mặt, Đảng bộ, Chính quyền huyện Cẩm Thủy đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, từng bước khắc phục những trở ngại trong phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Riêng về phát triển du lịch, từ năm 2005 đến nay, thực hiện định hướng phát triển du lịch của tỉnh cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, sự nỗ lực của các ngành chuyên môn, các xã, thị trấn, hoạt động du lịch của huyện từng bước phát triển. Doanh thu từ du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước (từ năm 2005 – 2015, doanh thu tăng 700%). Khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Cẩm Thủy ngày càng tăng, khách đi theo đoàn ngày càng nhiều, chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Suối Cá Thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡngTừ khi thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần tăng thu ngân sách địa phương cũng như tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong huyện, nhất là khu trung tâm và dọc các tuyến đường du lịch. Xác định được tiềm năng và vai trò của việc phát triển dịch vụ du lịch trong thời kỳ mới, nhằm thúc đẩy KT-XH của huyện ngày càng phát triển, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030 bằng những giải pháp thiết thực. Với mong muốn du lịch Cẩm Thủy trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện giai đoạn 2016 – 2020, Cẩm Thủy đang phấn đấu trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh từ năm 2020 – 2030. Trong đó, đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa và danh thắng với sản phẩm chủ yếu là du lịch cộng đồng; Nhanh chóng khai thác các thế mạnh với các giá trị di sản văn hóa dân tộc đặc trưng, để phát triển du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh thành sản phẩm du lịch mũi nhọn, đồng thời gắn với phát triển du lịch cộng đồng; Xây dựng hình ảnh đậm nét về du lịch Cẩm Thủy trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Huyện cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp với Luật du lịch và chương trình du lịch của tỉnh; Hình thành tuyến du lịch khép kín trong huyện: Cửa Hà – Suối Cá (Cẩm Lương) - làng Dùng (Cẩm Liên) – Chùa Mầu – Chùa Chặng – Chùa Mỏng – Chùa Vọng – Chùa Rồng gắn với tuyến du lịch của tỉnh: Sầm Sơn – Thành nhà Hồ - Suối Cá – Lam Kinh; Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, mở rộng khu du lịch suối cá Cẩm Lương; Chú trọng đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ du lịch tại khu du lịch suối cá Cẩm Lương như: hệ thống đường nội bộ, khu tiếp khách, khu nhà sàn truyền thống, nhà trưng bày các sản phẩm phục vụ du lịch, chợ Mường, vườn thủy tộc, bãi đỗ xe, khuôn viên cây xanh, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện nước... Đồng thời, kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh du lịch tại khu du lịch trọng điểm – suối cá Cẩm Lương; Đầu tư các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo hướng đảm bảo tiện nghi nhưng vẫn mang phong cách truyền thống dân tộc Mường; Tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nhằm thu hút đầu tư dịch vụ du lịch tại Khu du lịch suối cá Cẩm Lương. Ngoài lựa chọn loại hình du lịch có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao, Huyện ưu tiên tập trung đầu tư, quảng bá nhằm xây dựng thành thương hiệu của du lịch Cẩm Thủy gồm: Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh và triển khai thực hiện các đề án, dự án tôn tạo, khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch, xác định thị trường khách du lịch chính đến với Cẩm Thủy trước mắt và lâu dài, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường trọng điểm. Tiềm năng to lớn về du lịch của Cẩm Thủy đang được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đồng thuận chung tay, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng, bằng những sức mạnh nội sinh của ý chí và niềm tin, với những giải pháp hiệu quả, khoa học thiết thực, chắc chắn rằng du lịch Cẩm Thủy sẽ cất cánh trong tương lai gần, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của huyện, là điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách muôn phương.
|